Ngay khi vừa bước vào phòng khám, bệnh nhân lo lắng hỏi bác sĩ: “Tại sao k.inh n.guyệt của tôi đến liên tục?”.
Bác sĩ Hoàng Ngọc Phân, bệnh viện Beijing Liying Obstetrics & Gynecology Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (36 t.uổi) sống tại Trung Quốc có t.iền sử mắc bệnh tuyến giáp và nhiều năm nay không thể thụ thai.
Ngay khi vừa bước vào phòng khám, bệnh nhân lo lắng hỏi bác sĩ: “Tại sao k.inh n.guyệt của tôi đến liên tục?”. Được biết, trong 3 tháng qua, k.inh n.guyệt của người phụ nữ đến hai lần vào mỗi tháng, lượng m.áu lúc nhiều lúc ít, mỗi lần cô đều phải mang băng vệ sinh mới dám ra cửa.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hoàng cho rằng hiện tượng này liên quan đến t.uổi tác, rối loạn nội tiết tố và biến đổi về bệnh lý của các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân, điển hình là bệnh nhân có t.iền sử mắc bệnh tuyến giáp và khó thụ thai.
Thông thường k.inh n.guyệt đến mỗi tháng 1 lần kéo dài từ 3-5 ngày. Nếu ngày đầu tiên của hai chu kỳ kinh cách nhau từ 21-35 ngày được xem là trong giới hạn bình thường nên một số phụ nữ có thể đến k.inh n.guyệt đều đặn 2 lần/tháng.
Thông thường, lượng k.inh n.guyệt sẽ nhiều vào ngày thứ hai, thứ ba và giảm dần vào các ngày tiếp theo. Về cơ bản, tổng lượng m.áu trung bình trong chu kỳ k.inh n.guyệt là 35 đến 60ml. Khi một miếng băng vệ sinh được thấm đầy, nó có thể thấm m.áu kinh từ 10 đến 15ml. Khi lượng k.inh n.guyệt nhiều thì có người sẽ thay băng vệ sinh sau mỗi 2 đến 4 tiếng, ngày dùng 5 đến 7 miếng.
Đối với lượng k.inh n.guyệt ít hoặc nhỏ giọt, bác sĩ Hoàng chỉ ra phụ nữ có thể dùng 3-4 miếng băng vệ sinh mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu như lượng m.áu kinh nhiều, tần suất thay băng vệ sinh nhiều, ban đêm xuất huyết nhiều, hoặc phải dùng băng vệ sinh ban đêm vào buổi sáng, dễ bị triệu chứng thiếu m.áu như chóng mặt thì nên đến bệnh viện khám.
Ngoài trường hợp k.inh n.guyệt đến 2 lần vào mỗi tháng, có một số phụ nữ ra m.áu ngoài kỳ kinh, chẳng hạn như c.hảy m.áu khi rụng trứng hoặc thời kỳ đầu mang thai.
Trường hợp c.hảy m.áu khi rụng trứng, bác sĩ Hoàng giải thích, hiện tượng c.hảy m.áu bất thường trong thời kỳ rụng trứng là do lượng estrogen giảm trước và sau khi rụng trứng. Khi lượng progesterone không đủ để hỗ trợ nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và có hiện tượng c.hảy m.áu màu nâu nhỏ giọt, có thể sẽ hết sau 1-3 ngày.
Ảnh minh họa
Trường hợp c.hảy m.áu thời kỳ đầu mang thai, bác sĩ Hoàng cho biết hầu hết phụ nữ đều sẽ gặp tình trạng c.hảy m.áu trong thời điểm này. Miễn là phụ nữ trong độ t.uổi sinh sản thì bạn cần phải xem xét khả năng là mình đã mang thai. Ngoài ra một số nguyên nhân khiến phụ nữ c.hảy m.áu ngoài kỳ kinh là mang thai ngoài tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, khối u buồng trứng và khối u tử cung có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây c.hảy m.áu bất thường.
K.inh n.guyệt ra nhiều có sao không? Bác sĩ Hoàng cho rằng khi phụ nữ c.hảy m.áu ngoài kỳ kinh, trước tiên hãy xem xét liệu bạn có đang mang thai hay không, sau đó phân tích các nguyên nhân có thể gây c.hảy m.áu dựa trên các yếu tố như t.uổi tác, chu kỳ k.inh n.guyệt, màu m.áu kinh, các triệu chứng t.iền k.inh n.guyệt hoặc khó chịu khi hành kinh.
Bác sĩ Hoàng cũng cảnh báo nếu bạn đang đến kỳ k.inh n.guyệt nên tránh bia rượu, thực phẩm gây nóng cơ thể, các loại thực phẩm thúc đẩy tuần hoàn m.áu và loại bỏ huyết ứ. Bạn nên thư giãn tinh thần, thức khuya, thiếu ngủ và căng thẳng rất dễ gây rối loạn nội tiết tố. Đồng thời bạn nên tăng cường vận đồng, cải thiện lưu thông vùng chậu để giảm nguy cơ c.hảy m.áu bất thường.
10 nguyên nhân gây đau tức bầu ngực
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau tức bầu ngực ở phụ nữ, từ k.inh n.guyệt cho đến ung thư vú.
Dị ứng mỹ phẩm: Nhiều loại sữa dưỡng thể có chứa thành phần có thể khiến da bạn bị viêm, đỏ, nứt nẻ và đau đớn. Nếu bạn bị dị ứng với các thành phần có trong sữa dưỡng thể, bầu ngực của bạn có thể bị sưng đau và cương cứng.
Thai kỳ: Sưng, đau và căng tức ngực là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Đó là bởi ở giai đoạn đầu của thai kỳ, các thay đổi về hormone sẽ khiến ngực của bạn phát triển nhanh hơn cả thai nhi.
Mặc áo ngực sai cỡ: Chuyên gia cho rằng có tới 80% phụ nữ đang mặc áo ngực sai cỡ. Áo ngực quá chật hoặc chất liệu vải quá thô cứng có thể là nguyên nhân gây đau tức bầu ngực.
Tập luyện quá độ: Tập quá nhiều các bài tập gây sức ép lên ngực, hay đơn giản là chạy bộ trong khi mặc áo ngực không đủ khả năng nâng đỡ đều có thể gây cảm giác đau đớn dữ dội ở bầu ngực.
N.hiễm t.rùng: Tắc tia sữa, lông ngực mọc ngược, tắc tuyến mồ hôi hay các bệnh do nhiễm khuẩn đều có thể gây viêm nhiễm ở vùng ngực, dẫn đến tình trạng sưng đỏ và đau đớn, thậm chí rỉ m.áu hoặc các dịch có màu xanh, đỏ hoặc nâu từ đầu ngực.
Thuốc tránh thai: Bất kỳ loại dược phẩm nào làm thay đổi hormone đều có thể là nguyên nhân gây đau tức ngực. “Thủ phạm” thường gặp nhất là các loại thuốc tránh thai, vì chúng làm tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ.
Những giai đoạn trong cuộc đời phụ nữ: Dậy thì, hành kinh, t.iền mãn kinh và mãn kinh – tất cả các giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ đều có ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể, do đó không lạ gì khi phụ nữ gặp tình trạng đau ngực trong các giai đoạn này.
Cho con bú: Trong thời kỳ mang thai, bầu ngực và các tia sữa nở rộng để chuẩn bị cho việc cho con bú. Sự phát triển nhanh trong thời gian ngắn này không khỏi gây đau đớn, và cơn đau sẽ còn kéo dài khi thai nhi ra đời và bắt đầu bú sữa mẹ.
Chấn thương ngực: Hầu hết phụ nữ đều từng trải qua một vài chấn thương bầu ngực, dù nặng hay nhẹ. Đó có thể là vô tình bị một quả bóng đ.ập vào, bị kẹt bởi đai an toàn của ô tô, hay phẫu thuật ngực. Tất cả các dạng chấn thương này đều có thể gây đau bầu ngực.
Ung thư vú: Đây là nỗi ám ảnh đối với mọi phụ nữ, nhưng nó lại được xếp ở cuối danh sách này vì đây là nguyên nhân hiếm gặp nhất. Hầu hết các trường hợp ung thư vú đều không gây đau tức ngực, do đó đây không phải là triệu chứng điển hình của bệnh này./.