Bị đau nhức cơ khi ăn kiêng, làm sao để khắc phục?

Ăn kiêng có vai trò rất quan trọng khi giảm cân. Nhưng khi ăn kiêng, một số người lại hay bị đau nhức cơ hoặc chuột rút. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

bi dau nhuc co khi an kieng lam sao de khac phuc 29c 5723102

Tập luyện quá sức khi đang ăn kiêng có thể dẫn đến đau cơ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Vì sao bị đau nhức cơ và chuột rút?

Đau nhức cơ và chuột rút khi ăn kiêng có thể là do cơ thể uống ít nước, không nạp đủ các chất điện giải như kali, canxi và magiê. Ngoài ra, tập luyện quá sức khi đang ăn kiêng hoặc khởi động không đúng cũng có thể gây đau nhức cơ, theo Live Strong.

Kết hợp ăn kiêng với tập luyện thể thao là phương pháp rất hiệu quả để giảm cân.

Tuy nhiên, nếu tập luyện nhiều, cơ thể đổ nhiều mồ hôi nhưng không uống đủ nước sẽ dễ bị mất nước và các chất điện giải. Hệ quả là khiến cơ dễ bị co thắt, gây chuột rút và đau nhức cơ, chuyên gia sức khỏe Sharon Zarabi tại Viện Sức khỏe Phụ nữ Northwell Health (Mỹ) giải thích.

Ngoài ra, nếu vận động quá sức, tập luyện sai tư thế hoặc không chịu khởi động kỹ, kéo căng cơ thì cơ sẽ dễ bị mỏi, hoạt động phản xạ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, thiếu ô xy dẫn đến tích tụ nhiều axit lactic trong cơ cũng có thể gây chuột rút, bà Zarabi giải thích thêm.

Khi ăn kiêng, nguyên nhân đau cơ thường gặp nhất là do chế độ ăn ít calo khiến cơ bắp không có đủ khoáng chất và chất điện giải. May mắn có nhiều cách đển giảm chuột rút do ăn kiêng.

“Chuột rút có thể thuyên giảm bằng cách nhẹ nhàng kéo giãn và xoa bóp cơ bắp, giữ tư thế duỗi thẳng cho đến khi hết chuột rút, chườm nóng với các cơ bị căng và chườm lạnh với các cơ bị đau”, bà Zarabi giải thích thêm.

Để tránh đau cơ và chuột rút xảy ra khi đang ăn kiêng, người tập cần khởi động kỹ trước khi tập. Uống đủ nước trong và sau khi tập. Trong ngày hôm sau, họ cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.

Nếu tình trạng đau cơ và chuột rút vẫn không thuyên giảm trong nhiều ngày thì người mắc cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Ngoài ra, thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa đau cơ, chuột rút khi ăn kiêng.

Bổ sung magiê

Magiê là khoáng chất rất cần thiết cho hoạt động cơ cũng như các phản ứng enzyme trong cơ thể. Do đó, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người ăn kiêng hãy bổ sung một số loại thực phẩm giàu magiê như rau bina, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạt bí, hạt chia và loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều, theo Live Strong.

Đẩy lui chuột rút khi ngủ với cách khắc phục hiệu quả này

Bị chuột rút khi ngủ là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa t.uổi. Tuy dạng chuột rút này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại là nỗi ám ảnh của nhiều người, thậm chí gây nên chứng mất ngủ về đêm.

Biểu hiện chuột rút khi ngủ là sự co thắt cơ đột ngột không tự ý, đa số các trường hợp xảy ra ở cơ bắp chân, thỉnh thoảng tình trạng này gặp ở cơ đùi và cơ bàn chân.

Hiện tượng chuột rút lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, nhưng thường có xu hướng gia tăng dần theo độ t.uổi.

Chuột rút lúc ngủ đa phần xảy ra ở vùng chân, hay gặp nhất là ở cơ bắp chân, bàn chân, mắt cá chân và ngón chân. Nếu bệnh nhân bị chuột rút ở đùi, cơ đùi trước, cơ đùi sau.

Đối với người bình thường khỏe mạnh, đôi khi cũng gặp phải chuột rút vào bất cứ thời điểm nào đó trong ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng chuột rút khi ngủ tái phát nhiều lần thì bệnh nhân cần đi khám và chẩn đoán chính xác vì rất có thể đó là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý nào đó.

day lui chuot rut khi ngu voi cach khac phuc hieu qua nay 965 5597877

Chuột rút khi đang ngủ gây đau nhức, khó chịu, là thủ phạm gián tiếp gây nên chứng mất ngủ về đêm. Đồ họa: Minh Quang

Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần hiểu được nguyên nhân gây nên các cơn chuột rút, từ đó có những biện pháp thay đổi phù hợp:

Lạnh chân

Bệnh nhân bị chuột rút vào ban đêm có thể do gió từ quạt hoặc từ bên ngoài trời thổi vào chân. Thường vào mùa hè, luồng gió từ quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào chân. Vào đêm đông, trời trở lạnh, khí trời luồn vào phòng, bệnh nhân không mang tất.

Vận động quá sức

Vào ban ngày, người bệnh vận động quá sức, khiến cơ bắp mỏi mệt hoặc chấn thương. Quá trình vận động sẽ làm tiêu hao lượng đường ở gan, nếu tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo cho cơ thể, sẽ khiến chân dễ bị chuột rút về đêm.

Thiếu nước và mất cân bằng chất điện giải

Cơ thể thường xuyên bị thiếu nước, bổ sung nước không đủ lượng cần thiết trong ngày là nguyên nhân dẫn đến chuột rút vào ban đêm.

Vận động quá mức, phơi nắng lâu, hoạt động ngoài trời thường gây đổ nhiều mồ hôi, khiến cho cơ thể bị mất rất nhiều nước và chất điện giải.

Nếu không được bổ sung đầy đủ nước và điện giải, ban đêm sẽ dễ bị chuột rút khi ngủ.

Ngoài ra, thói quen uống trà lợi tiểu, uống cà phê cũng sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước và mất cân bằng chất điện giải.

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống mất cân đối, không hợp lý dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng như canxi, magie, kali,… Việc thiếu đi các khoáng chất thiết yếu sẽ gây mất cân bằng chất điện giải, dẫn đến tình trạng chuột rút lúc ngủ.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng có tỷ lệ bị chuột rút khá cao do cơ thể tăng tích trữ nước và mất cân bằng chất điện giải, kèm theo đó là sức nặng của thai nhi, khiến cho tuần hoàn m.áu ở chân kém đi.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể dẫn đến hạ canxi m.áu, cũng là nguyên nhân làm cho thai phụ bị chuột rút vào ban đêm.

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Những người thường bị áp lực, căng thẳng quá độ sẽ dễ bị chuột rút khi ngủ, vì tình trạng căng thẳng có thể khiến cho các hormon trong cơ thể bị mất cân bằng, nhịp tim nhanh, huyết áp cao.

Để hạn chế xảy ra chuột rút vào ban đêm, người bệnh nên tích cực vận động, tập thể dục đều đặn, thường xuyên để giúp lưu thông khí huyết.

Buổi tối trước khi đi ngủ, nên vận động cơ bắp nhẹ nhàng hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi vào giấc ngủ. Ban ngày, người bệnh có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập đạp xe để vận động cho đôi chân của mình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *