Đi chăn bò giẫm phải đinh, cậu bé 12 t.uổi đối mặt với cửa tử

Bệnh nhi đi chăn bò trên đồi và giẫm phải đinh ở bàn chân phải nhưng không sơ cứu, không đi khám ở trạm y tế.

di chan bo giam phai dinh cau be 12 tuoi doi mat voi cua tu 8c9 5719889

Bệnh nhi A. và các y bác sĩ BV Đa khoa Mộc Châu

Ngày 21/4, bác sĩ Phạm Thu Hường, Trưởng khoa Nhi (BV Đa khoa Mộc Châu, Sơn La), cho biết, BV vừa phối hợp với các bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới TƯ cứu sống bệnh nhi M.H.A. (12 t.uổi, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, Sơn La) bị uốn ván do giẫm phải đinh.

Trước đó, khoảng giữa tháng 3/3021, bệnh nhân đi chăn bò ở trên đồi và giẫm phải đinh ở bàn chân phải. A. nghĩ chỉ ra m.áu đơn thuần, em ở nhà không sơ cứu, không đi khám ở trạm y tế. Đến cuối tháng 3, bà ngoại ở nhà thấy cháu lên cơn co giật, cứng toàn thân, cứng hàm, nên đưa vào BV.

Qua quá trình thăm khám, bác sĩ Phạm Thu Hường cho biết, đây là một trường hợp uốn ván giai đoạn toàn phát, tiên lượng nặng do không được sơ cứu vết thương và tiêm phòng uốn ván sớm. Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhi được điều trị thuốc huyết thanh kháng uốn ván liều tấn công, thở máy, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, an thần liều cao.

Trong quá trình điều trị tại khoa phòng, do hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn, khoa phòng gồm các bác sĩ, điều dưỡng và các mạnh thường quân đã quyên góp, ủng hộ bệnh nhân về tinh thần và vật chất để bệnh nhân an tâm điều trị. Sau đó, bệnh nhi được chuyển về BV Bệnh nhiệt Đới TƯ điều trị tiếp do tình trạng bệnh nặng nề.

Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới TƯ đ.ánh giá đây là ca bệnh hiếm gặp ở t.uổi thanh thiếu niên. Ngoài ra, các y bác sĩ chuyên khoa Nhi của BV Đa Khoa Mộc Châu đã cấp cứu giai đoạn đầu cho bệnh nhân đúng quy trình, hỗ trợ cho quá trình điều trị về sau.

Sau một thời gian dài điều trị, bệnh nhi đã vượt qua cửa tử. Đến ngày 20/4, bệnh nhi được chuyển về BV Đa khoa Mộc Châu để tiếp tục chăm sóc.

Hiện tại, bệnh nhi tiếp tục được tập luyện phục hồi chức năng cùng các y bác sĩ khoa Y học Cổ truyền – Phục hồi Chức năng tại BV Đa khoa Mộc Châu. Bác sĩ Hường cho biết, bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng ở xa, A. ở cùng bà ngoại già yếu. Khi hay tin hoàn cảnh của A., BV đã kêu gọi cán bộ, nhân viên y tế và các nhà hảo tâm ủng hộ. Đến thời điểm này, số t.iền đóng góp của các nhà hảo tâm đã đủ để bệnh nhi chi trả viện phí và sinh hoạt phí cho đến khi ra viện.

Uốn ván là một bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính có tỷ lệ t.ử v.ong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván ( Clostridium tetani ) gây ra. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ t.ử v.ong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, t.ử v.ong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào m.áu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơvà trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Bệnh khởi phát sau chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất. Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân. Lúc đầu tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng.

Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng. Bệnh nhân thường t.ử v.ong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Mớm cơm và một loạt sai lầm của phụ huynh khiến trẻ “nuôi mãi không lớn”

Một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, chỉ cho trẻ ăn nước không cho trẻ ăn cái… trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm.

Hiện nay, tỷ lệ t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 13,4%, suy dinh dưỡng thấp còi là 23,8%.

Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân từ sai lầm trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của cha mẹ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ.

Không cho bé bú sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm, bà mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng…

mom com va mot loat sai lam cua phu huynh khien tre nuoi mai khong lon a76 5717490

Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt. Ảnh minh họa.

Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng t.uổi (180 ngày). Trẻ sau 6 tháng t.uổi, nhu cầu tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.

Hiện nay vẫn còn bà mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ mau cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy đã cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.

Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm gây mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.

Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu, trẻ cũng sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung.

Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm ít nhất là 1 – 2 bữa bột trong một ngày và số bữa ăn tùy theo độ t.uổi.

mom com va mot loat sai lam cua phu huynh khien tre nuoi mai khong lon 6e5 5717490

Ảnh minh họa.

Sai lầm khi nuôi dưỡng chăm sóc trẻ bị ốm

Khi trẻ bị ốm sốt, tiêu chảy… một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như: không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, không cho trẻ ăn chất đạm, không cho trẻ ăn rau xanh, chỉ cho ăn bột ngọt (đường)…vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn.

Bổ sung cho trẻ quá nhiều chất bổ dưỡng: Một số cha mẹ bổ sung cho con quá nhiều thịt, một số loại thuốc được cho là bổ như yến, sâm… làm cho hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy,.

Một sai lầm khác cũng hay gặp là một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, chỉ cho trẻ ăn nước không cho trẻ ăn cái… trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm. Các thức ăn cung cấp chất đạm vẫn còn được sử dụng đơn điệu.

Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, cua, tôm, trứng… sợ trẻ bị dị ứng với thức ăn, sợ chất tanh… dễ gây chán ăn, đồng thời tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.

Nuôi dưỡng trẻ cần sự tỉ mỉ và kiên trì, đồng thời cha mẹ phải là những phụ huynh thông thái tìm hiểu thông tin khoa học đến từ các kênh thông tin chính thống và tư vấn của bác sĩ để có những em bé khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *