Thuốc tăng cường miễn dịch có nên dùng khi thời tiết giao mùa?

strong> Thời tiết giao mùa là lúc cơ thể rất dễ bị ốm. Vậy có nên bổ sung thuốc tăng cường miễn dịch?

Thuốc tăng cường miễn dịch có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng các chức năng hoạt động chung, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên cần dùng đúng cách.

Cách đơn giản và hiệu quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, một số đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh mãn tính… có nguy cơ lây nhiễm virus cao hơn, có thể cần bổ sung thuốc tăng cường miễn dịch theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch như:

thuoc tang cuong mien dich co nen dung khi thoi tiet giao mua 5dc 5721891

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.

Vitamin C: Là một chất chống ô xy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Đây cũng là loại vitamin quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây…

Vitamin D: Rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ miễn dịch. Khi thiếu vitamin D khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm chúng ta dễ bị n.hiễm t.rùng hơn. Sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến hệ miễn dịch yếu, tăng nguy cơ nhiễm virus. Vitamin D được chứng minh có liên hệ với bệnh cúm. Vào mùa đông, do ánh sáng mặt trời ít dẫn đến việc thiếu vitamin D tổng hợp tự nhiên, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh cúm trong mùa này. Nguồn cung cấp vitamin D là trứng, nấm, sữa, gan cá…

Vitamin A: Vai trò của vitamin A với đáp ứng miễn dịch được thể hiện ở vai trò của vitamin A với tính toàn vẹn của các biểu mô, đặc biệt biểu mô đường hô hấp và tiêu hóa. Khi các tế bào biểu mô đường hô hấp bị tổn thương làm cho các virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.

Thiếu vitamin A các biểu mô quá sản, sừng hóa, các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn giảm đi. Da và niêm mạc khô dẫn đến dễ nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm: Trứng, gan, các loại quả màu đỏ, vàng; các loại rau xanh đậm như: rau ngót, rau đay, mồng tơi…

Vitamin E: Đây cũng là một chất chống ô xy hóa, cần thiết để điều chỉnh và duy trì chức năng hệ miễn dịch. Vitamin E có thể làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn. Vitamin E có trong giá đỗ, quả bơ, các loại rau màu xanh đậm…

Kẽm: Giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Kẽm có nhiều trong thịt gà, ngao, hàu, nấm, đậu đỗ…

Selen (selenium): Đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ra ức chế chức năng miễn dịch, ngược lại nếu bổ sung selen sẽ tăng cường phục hồi khả năng miễn dịch. Thiếu selen còn ức chế khả năng đề kháng chống n.hiễm t.rùng. Nguồn cung cấp selen: trứng, thịt gà, thịt bò, tỏi…

Cách tốt nhất để cung cấp các vitamin và khoáng chất là qua chế độ ăn uống hàng ngày. Chỉ bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cơ thể “trục trặc” thời giao điểm xuân – hè

Thời điểm giao mùa giữa xuân – hè là giai đoạn thời tiết có nhiều biến động. Đặc biệt, nhiệt độ trong ngày có thể dao động mạnh trên 10 độ C.

co the truc trac thoi giao diem xuan he ab5 5706860

Tiêm chủng là điều cần thiết để phòng bệnh khi độ ẩm cao. Ảnh minh họa

Trong khi đó, đây cũng là lúc độ ẩm cao, có thể lên 90 – 100%. Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, những biến động thời tiết này gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống và sức khỏe con người.

Lý giải về điều này, chuyên gia cho biết, cơ thể chúng ta đã quá quen với một mức nhiệt độ, độ ẩm nhất định. Do đó, khi có biến động mạnh, cơ thể không kịp điều tiết để thích nghi với sự dao động của nhiệt độ, độ ẩm.

“Sự trục trặc cơ chế tự điều chỉnh đó ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch và cơ xương của chúng ta. Khi hệ thống tự điều chỉnh của cơ thể gặp khó khăn, bệnh có thể xuất hiện”, PGS Nga cảnh báo.

Cụ thể, khi độ ẩm cao, cơ thể có khả năng gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ bên trong. Cơ chế bay hơi mồ hôi bị cản trở. Khi đó, mồ hôi không thể bay hơi và khiến cơ thể cảm thấy nóng, bức bối.

Đồng thời, xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều, các hệ thống tuần hoàn hô hấp khiến cơ thể nhanh mệt mỏi. Chuyên gia này nhấn mạnh, tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều có thể gây mất nước và các chất hóa học cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Khi đó, cơ thể dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Trong khi đó, nhiệt độ và độ ẩm mùa xuân – hè thuận lợi cho côn trùng phát triển. Ruồi, muỗi bị ức chế sinh sản trong mùa đông. Thời điểm này, chúng sẽ sinh sản mạnh và tham gia “tích cực” vào quá trình truyền bệnh.

“Sự dao động của nhiệt độ và độ ẩm cao cũng làm cho các loại thực phẩm dễ hư hỏng. Bởi, các loài vi sinh vật và nấm mốc sinh sôi nảy nở, gây ngộ độc thực phẩm. Hơi nước trong không khí hút các chất độc như formaldehyde rồi đưa vào phổi. Từ đó, gây kích thích hệ thống hô hấp. Khi ngấm vào m.áu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể”, PGS Nga giải thích.

Bên cạnh đó, thời điểm này cũng là mùa các loài hoa nở và phấn hoa phát tán mạnh trong không khí. Những người cảm sẽ dị ứng với phấn hoa, lên cơn đau thắt, co thắt cơ quan hô hấp.

PGS Nga cảnh báo, thời điểm giao mùa xuân – hè là lúc dễ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như: Covid-19, thủy đậu, sởi, cúm mùa, cúm gia cầm, tay chân miệng, tả, lỵ, thương hàn, đau mắt đỏ.

Ngoài ra, một số bệnh lây qua côn trùng cũng dễ xuất hiện trong thời gian này, bao gồm: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Tình trạng dị ứng phấn hoa cũng có thể gây các bệnh như viêm da, viêm kết mạc dị ứng.

Để phòng bệnh, chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh cũng như khi ra đường, súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh da.

Vệ sinh nhà cửa, thông thoáng nơi ở, sàn nhà, tay vịn cầu thang, nắm đ.ấm cửa, vệ sinh đồ dùng cá nhân, đồ chơi t.rẻ e.m.

“Tiêm chủng đầy đủ vắc-xin theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tăng cường sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất, bổ sung các loại rau quả giàu vitamin, rèn luyện thân thể thường xuyên, bảo đảm an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.

Đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, tiêu chảy, cần đến cơ quan y tế để được khám và điều trị kịp thời”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *