strong> Nghẹt mũi là một triệu chứng gây phiền toái cho nhiều người và mọi lứa t.uổi. Vì vậy, khi bị nghẹt mũi, người bệnh thường nghĩ ngay đến dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ và không có lợi cho một số người bệnh nhất định.
Nghẹt mũi có thể được gây ra bởi bất cứ mọi kích thích (khói, bụi…) tác động lên niêm mạc mũi hoặc do tình trạng viêm niêm mạc mũi, trong đó, n.hiễm t.rùng và dị ứng (thời tiết, hóa chất, thức ăn…) là 2 nguyên nhân thường gặp gây nghẹt mũi, chảy nước mũi. Ngoài ra, nghẹt mũi còn do một số bệnh lý tại mũi, xoang (lệch vách ngăn, viêm mũi xoang, u…).
Thuốc chống nghẹt mũi hay còn gọi là thuốc chống sung huyết mũi, có thành phần thường gặp như naphazolin, oxymetazolin, phenylephrin… Thuốc chống nghẹt mũi gây co mạch tại chỗ, làm giảm sung huyết, giúp người bệnh dễ thở.
Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp nghẹt mũi do viêm xoang cấp, bán cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm thanh quản, tắc mũi sau phẫu thuật…
Tuy nhiên, thuốc xịt có ưu điểm hơn thuốc nhỏ mũi, bởi các phân tử oxymetazolin được phân chia cực kỳ nhỏ, xịt dưới dạng phun mù thuốc dễ dàng xâm nhập khoang mũi, phân tán đều và bám dính tốt vào niêm mạc mũi, tác dụng nhanh và kéo dài. Vì vậy, khi niêm mạc mũi sưng, phù nề gây tắc nghẹt mũi chỉ cần xịt 1 – 2 lần vào mỗi bên lỗ mũi là dễ thở ngay (lưu ý, khi dùng thuốc, cần làm sạch mũi cho thông thoáng tạo điều kiện cho thuốc bám dính tốt rồi hãy xịt thuốc).
Thuốc chống nghẹt mũi có thể gây bất lợi cho người dùng.
Ai cần hạn chế hoặc không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi?
Thuốc chống nghẹt mũi loại xịt (naphazolin, oxymetazolin, phenylephrin…) có thể gây nên tác dụng phụ, đặc biệt là loại uống như phenylephrine thường được phối hợp với paracetamol trong các chế phẩm điều trị cảm lạnh. Các thuốc này có thể gây tác dụng bất lợi gây căng thẳng thần kinh, khó ngủ, run tay, đặc biệt ở người cao t.uổi.
Do thuốc có tác dụng co mạch, co cơ trơn, nên thuốc có thể gây bất lợi đối với những người bị bệnh mạch vành, đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp (bệnh có thể tăng lên do thuốc gây tác dụng trên tim mạch), người bị bệnh cường tuyến giáp.
Thuốc chống nghẹt mũi có thể làm rối loạn đường huyết, vì vậy, với người bị đái tháo đường, thuốc chống nghẹt mũi cũng là loại thuốc bất lợi cho họ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống nghẹt mũi
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc chữa nghẹt mũi bao gồm mất ngủ, tăng huyết áp, bồn chồn, lo lắng, nhịp tim nhanh, đ.ánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, ảo giác và rối loạn chức năng tiết niệu…
Khi gặp bất cứ triệu chứng nào khác thường trong quá trình dùng thuốc trị nghẹt mũi, người bệnh cần ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Để hạn chế các tác dụng phụ nêu trên, người bệnh không nên dùng thuốc quá 7 ngày, chỉ dùng từ 3 – 5 ngày không đỡ nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được xác định nguyên nhân gây nghẹt mũi và dùng thuốc phù hợp. Nếu lạm dụng dùng kéo dài, dễ gây hiện tượng quen thuốc, nhờn thuốc, làm cho thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây hiện tượng viêm mạn tính niêm mạc mũi rất khó chữa trị.
Không được dùng thuốc nhỏ mũi co mạch nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng trở lại. Trong những lần sử dụng đầu tiên, thuốc có tác dụng rất nhanh, khiến người bệnh cảm thấy hết nghẹt mũi ngay tức khắc. Tuy vậy, thuốc chỉ chữa triệu chứng nghẹt mũi tạm thời. Vì vậy, khi nguyên nhân gây nghẹt mũi chưa được giải quyết thì nghẹt mũi nhanh chóng tái phát, cho nên người bệnh thường dùng thuốc như một thói quen, trở thành “lạm dụng thuốc”.
Cần sử dụng đúng nông độ, hàm lượng thuốc cho từng đối tượng, lứa t.uổi (ghi trong hướng dẫn sử dụng thuốc).
Bên cạnh tác dụng tại chỗ, thuốc có thể thấm qua niêm mạc, vào m.áu gây tác dụng toàn thân, do vậy không được dùng liều cao dài ngày.
Đối phó viêm mũi dị ứng hiệu quả
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp trong mùa xuân, thời tiết có độ ẩm cao. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng như: hắt hơi liên tục từng cơn, chảy nước mũi, nghẹt mũi; ngứa mắt, mũi và họng.
Có 3 giải pháp chính giúp kiểm soát viêm mũi dị ứng: tránh các tác nhân dị ứng; điều trị bằng thuốc (dược điều trị hoặc liệu pháp dược); liệu pháp giải mẫn cảm (tiêm dị ứng nguyên). Bài viết này đề cập đến việc dùng thuốc kiểm soát dị ứng và khi buộc phải tiếp xúc với dị nguyên.
Cách dùng thuốc kiểm soát khi dị ứng nhẹ
Cách điều trị bằng thuốc về cơ bản thì t.rẻ e.m cũng giống với người lớn, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng kéo dài của triệu chứng.
Nhưng việc dùng thuốc lại phụ thuộc vào từng độ t.uổi mà được dùng loại thuốc nào. Việc dùng thuốc đúng với độ t.uổi là điều đáng lưu tâm nhất vì nhiều bậc phụ huynh không để ý vấn đề này, có thể gây hại cho trẻ.
Với triệu chứng viêm mũi dị ứng nhẹ được điều trị với các thuốc kháng histamin thế hệ 2. Trong đó cetirizine được chấp thuận dùng cho t.rẻ e.m từ 6 tháng trở lên. Hai thuốc loratadine và fexofenadine được chấp thuận dùng cho t.rẻ e.m từ 2 t.uổi trở lên.
Các thuốc kháng histamine dạng xịt như azelastine chỉ được chấp thuận dùng cho trẻ từ 5 t.uổi trở lên, còn thuốc xịt olopatadine chỉ được dùng ở t.rẻ e.m trên 12 t.uổi, vì độ an toàn và hiệu quả của nó chưa được đ.ánh giá ở trẻ nhỏ.
Glucocorticoid dạng xịt thường hiệu quả hơn thuốc kháng histamin. Thuốc được chỉ định dùng khi biết trước sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với tác nhân dị ứng (ví dụ như dị ứng phấn hoa). Nên bắt đầu dùng thuốc từ 2 ngày trước, tiếp tục dùng trong thời gian tiếp xúc và dùng tiếp 2 ngày sau khi hết tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
Các thuốc như mometasone furoate, fluticasone furoate và triamcinolone acetonide được FDA chấp thuận để sử dụng cho t.rẻ e.m từ 2 t.uổi trở lên.
Thuốc xịt mũi natri cromolyn cũng là thuốc dự phòng dị ứng khi tiếp xúc tác nhân gây dị ứng. Thời gian lý tưởng nhất là dùng trước khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng 30 phút.
Natri cromolyn phù hợp với việc tiếp xúc thời gian ngắn (vài phút đến vài giờ) đối với các tác nhân dị ứng. Nếu việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng kéo dài thì nên dùng từ 4-7 ngày trước khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
Dùng natri cromolyn xịt vào lỗ mũi, cứ cách nhau khoảng 4-6 giờ xịt 1 lần, không dùng thuốc vượt quá 6 lần trong ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng natri cromolyn cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm và người bệnh không tiếp xúc với chất gây dị ứng nữa.
Thuốc trị viêm mũi dị ứng phải dùng đúng cách.
Kiểm soát viêm mũi dị ứng nặng hoặc kéo dài
Với những ca bệnh này, glucocorticoid dạng xịt là lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất. Các thuốc glucocorticoid với sinh khả dụng thấp và dùng 1 lần/ngày như mometasone furoate, fluticasone furoate, được ưu tiên sử dụng ở t.rẻ e.m từ 2 t.uổi trở lên. Fluticasone propionate được chấp thuận cho t.rẻ e.m từ 4 t.uổi.
Loại thuốc xịt kết hợp glucocorticoid và kháng histamin có thể mang lại lợi ích hơn so với việc dùng đơn thuần một thuốc, đặc biệt là ở các triệu chứng tái phát. Nhưng việc bổ sung thuốc uống kháng histamin thế hệ 2 kết hợp glucocorticoid dạng xịt không cho thấy hiệu quả rõ ràng so với glucocorticoid dạng xịt đơn thuần trong hầu hết các nghiên cứu. Vì thế nếu bệnh nhân dùng kết hợp thuốc kiểu này thì cần cân nhắc.
Thuốc kháng histamin thế hệ 2 kết hợp với thuốc decongestant (là thuốc giảm đau, giảm tắc nghẽn mũi – nghẹt mũi, giảm tắc nghẽn xoang) giúp giảm triệu chứng tốt hơn so với dùng đơn độc kháng histamin. Tuy nhiên, tác dụng phụ của decongestant sẽ giới hạn đối tượng sử dụng, do đó cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Kiểm soát viêm mũi dị ứng mắc kèm bệnh khác
Viêm mũi dị ứng và hen suyễn: Có tới 40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể đồng thời mắc bệnh hen suyễn. Một số thuốc sẽ được chỉ định trong trường hợp này là thuốc kháng leukotriene như montelukast sẽ mang lại lợi ích trong trường hợp này.
Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng: Ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng cùng một lúc, sự kết hợp của thuốc xịt mũi glucocorticoid và thuốc kháng histamin nhỏ mắt (epinastine, azelastine, emedastine hoặc olopatadine) nên là sự lựa chọn đầu tiên, chứ không phải là thuốc xịt mũi glucocorticoid và thuốc kháng histamin đường uống. Việc bổ sung thuốc kháng histamin nhỏ mắt có hiệu quả hơn và ít gây khô mắt hơn so với việc bổ sung kháng histamin đường uống.