Nhiều trẻ bị học dị vật, bác sĩ chỉ ra điều cha mẹ cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc

Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em bé mỗi năm nhưng vẫn có những bậc cha mẹ không chú ý đến sự an toàn trong việc ăn uống của con em mình, cũng như không tìm hiểu các phương pháp sơ cứu cần thiết.

nhieu tre bi hoc di vat bac si chi ra dieu cha me can biet de tranh hau qua dang tiec f20 5718091

Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em bé mỗi năm. Ảnh minh họa

“Bác sĩ! Mau cứu con tôi! Làm cách nào để cứu đ.ứa t.rẻ nếu nó bị nghẹn hạt táo đỏ?”, một người mẹ gọi điện cầu cứu Trung tâm cấp cứu thành phố Trường Sa (tình Hồ Nam, Trung Quốc).

Theo lời một bác sĩ trung tâm, cháu bé 7 tháng t.uổi bị nghẹn hạt táo đỏ ở cổ họng, khó thở, mặt đỏ bừng. Tuy nhiên, không ai ở nhà biết cách sơ cứu, đưa đến bệnh viện lúc này cũng không kịp và cuộc gọi này đã trở thành chìa khóa cứu sống đ.ứa t.rẻ.

Bác sĩ đã hướng dẫn từ xa cho phụ huynh phương pháp sơ cứu qua điện thoại, bằng cách vỗ lưng tống dị vật ra ngoài và cứu sống được đ.ứa t.rẻ.

Hay như trường hợp một em bé 8 tháng t.uổi ở Hoài An, tỉnh Giang Tô đã vô tình hóc một miếng sườn sụn khi ăn cháo do sơ suất lúc chế biến của cha mẹ. Hậu quả là cháu bé bị nghẹn đến mức mặt tái xanh, thở không ra hơi.

Cha mẹ đã dùng phương pháp vỗ lưng để sơ cứu, tuy tình hình thuyên giảm đôi chút nhưng đ.ứa t.rẻ vẫn khó thở, cuối cùng phải đưa đến bệnh viện và mổ lấy xương lợn ra.

Tuy nhiên, không phải đ.ứa t.rẻ nào cũng được may mắn như vậy.

Hôm 12/4 vừa qua, một b.é t.rai 8 tháng t.uổi ở Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, đã bị hóc một miếng táo trong cổ họng và khí quản, không thể thở được.

Cha mẹ vội đưa con đến trung tâm y tế địa phương nhưng đã muộn. Dù được các bác sĩ, y tá nỗ lực cấp cứu sau đó nhưng đ.ứa t.rẻ không qua khỏi.

Thấy con không được cứu, phụ huynh gục xuống gào khóc thảm thiết, không thể chấp nhận sự thật khiến những ai chứng kiến không khỏi xót xa.

Dị vật mắc kẹt thanh quản cướp đi sinh mạng của nhiều em bé mỗi năm, nhưng vẫn có những bậc cha mẹ không chú ý đến sự an toàn trong việc ăn uống của con em mình, cũng như không tìm hiểu các phương pháp sơ cứu cần thiết.

Người phụ trách Trung tâm cấp cứu thành phố Trường Sa nhắc nhở tất cả các bậc cha mẹ, chức năng nuốt của trẻ sơ sinh chưa phát triển tốt, dễ dẫn đến ngạt thở dị vật trong đường thở.

Do đó, cha mẹ phải đặc biệt chú ý đến thức ăn của trẻ, tuân thủ nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ mềm đến cứng.

nhieu tre bi hoc di vat bac si chi ra dieu cha me can biet de tranh hau qua dang tiec c63 5718091

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Ảnh minh họa

Bé 6 – 8 tháng t.uổi

Trái cây (chuối, lê, táo, mơ, mận khô) và rau (bơ, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây, bí ngô) được làm sạch và chế biến chế biến thành dạng sệt. Có thể kết hợp với một chút chất lỏng như sữa mẹ, sữa bột t.rẻ e.m…

Bé 9 – 11 tháng t.uổi

Giai đoạn này, ngoài rau củ quả nên cho trẻ ăn thêm trứng, thịt, cá, hải sản,… nhưng thịt cần được băm nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ.

Bé 12 – 23 tháng t.uổi

Thời gian này, bé có thể thử ăn thức ăn của người lớn và phụ huynh vẫn cần cắt nhỏ hoặc nghiền nhỏ thức ăn để bé có thể nhai và nuốt một cách an toàn.

Đặc biệt chú ý: Thức ăn đặc có hình tròn, dạng cục như nho, thịt,… có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ sơ sinh, do đó các loại thực phẩm này cần được cắt thành miếng nhỏ.

Khi trẻ bị nghẹn, học dị vật cần gọi điện ngay cho số điện thoại cấp cứu để được hướng dẫn sơ cứu cho trẻ. Hoặc có thể xử trí như sau:

Nếu bé ho hoặc khóc

Lúc này, tình hình chưa quá nghiêm trọng. Bé ho hoặc khóc thành tiếng có nghĩa là bé đang thở, đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn. Lúc này không nên tìm cách lấy vật lạ ra bằng động tác vỗ lưng ấn ngực, bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, khiến bé ngừng thở.

Điều cha me cần làm là bình tĩnh để bé không bị hoảng sợ. Đứng bên cạnh cổ vũ, động viên bé tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp bé tống được vật lạ ra ngoài trong vòng một phút.

nhieu tre bi hoc di vat bac si chi ra dieu cha me can biet de tranh hau qua dang tiec e71 5718091

Phương pháp sơ cứu vỗ lưng và ấn ngực. Ảnh minh họa

Nếu bé tỉnh táo và khó thở

Đầu tiên là biện pháp vỗ lưng. Dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa hai bả vai. Kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì vừa xuất hiện.

Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực:

Đặt bé dưới 5 t.uổi nằm ngửa trên đùi bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực.

Ấn 5 lần vào nửa dưới của xương ức (với bé dưới 12 tháng thì dùng 2 ngón tay để ấn, với bé lớn hơn thì dùng phần gốc của bàn tay).

Nếu đường thở vẫn tắc thì làm luân phiên 5 lần vỗ lưng/5 lần ấn ngực.

Nếu tình trạng không được cải thiện, hãy gọi cấp cứu càng sớm càng tốt! Các ông bố bà mẹ vẫn phải tiếp tục các động tác sơ cứu vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi nhân viên y tế đến.

Nếu bé bất tỉnh và ngưng thở. Bắt đầu hồi sức tim phổi (hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực) tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim cứ như vậy đến khi nhân viên y tế đến nơi.

Ngay cả khi các vật cản của bé bị sặc đã được loại bỏ, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra xem có còn sót lại những dị vật gây nghẹt thở trong họng bé hay không, tránh để bé tiếp xúc với những vật cản còn sót lại. đau.

Bé 8 t.uổi nuốt phải chiếc nhẫn và những cách sơ cứu con hóc dị vật bố mẹ nào cũng cần phải học

Do vô tình mà b.é g.ái 8 t.uổi đã nuốt phải chiếc nhẫn của mẹ. Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện chiếc nhẫn đã nằm trong dạ dày của bé.

be 8 tuoi nuot phai chiec nhan va nhung cach so cuu con hoc di vat bo me nao cung can phai hoc ca8 5647768

Chiếc nhẫn sau khi được lấy ra từ dạ dày b.é g.ái 8 t.uổi

Các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành nội soi gắp một chiếc nhẫn trong dạ dày b.é g.ái 8 t.uổi.

B.é g.ái là N.T.M.T, 8 t.uổi trú tại Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh. Gia đình cho biết trước đó do vô tình mà bé đã nuốt phải chiếc nhẫn của mẹ và được gia đình đưa đến viện.

Các bác sĩ Bệnh viện cho biết, trong quá trình trông trẻ, chỉ một thoáng lơ là, bất cẩn của người lớn là trẻ có thể hóc, sặc dị vật phải đi cấp cứu.

Theo đó, nếu ở trẻ nhỏ thích khám phá và có khuynh hướng cho vào miệng các vật có được trong tay, từ những hạt thực vật đến bộ phận đồ chơi, vật dụng nhỏ.

Trẻ lớn hơn thì ngậm nguyên cả trái cây trong miệng như trái nhãn, vải, chôm chôm, táo, thạch rau câu để ăn thậm chí có khi nuốt. Đặc biệt, tai nạn hóc, nuốt dị vật vì đồ chơi, trang sức, t.iền xu, hay các loại hạt… rất thường gặp ở trẻ.

Vừa ngậm ăn vừa chạy chơi, đó là điều kiện dễ làm cho dị vật chui vào đường thở khi trẻ hít vào mạnh hoặc sau một trận cười, khóc, sợ hãi, ngạc nhiên. Nếu vô tình nuốt phải những dị vật này dễ mắc kẹt trong đường ăn, đường thở… gây nguy kịch tới tính mạng trẻ. Nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức vì khi trẻ bị ngừng tuần hoàn, oxy không còn lên não có thể khiến trẻ t.ử v.ong nhanh chóng.

Nhiều trường hợp có thể xuyên vào ruột gây tắc ruột nếu nó tiếp tục đi sâu xuống ruột non làm tắc nghẽn hoặc có thể làm thủng đường ruột.

Theo các báo cáo y học tại Mỹ, hóc sặc dị vật gây nghẹt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, đặc biệt là t.rẻ e.m từ 3 t.uổi trở xuống. Hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do dị vật đường thở, một số khác bị tổn thương não vĩnh viễn.

Theo thống kê cho thấy, hóc dị vật đường thở thường xảy ra ở t.rẻ e.m từ 3 tháng đến 6 t.uổi. Trẻ dưới 3 t.uổi dễ bị nhất, chiếm tỉ lệ đến 73%. Nguyên nhân do bé vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn, t.uổi này trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn. Đây là thời kỳ hành vi tay – miệng, trẻ nhỏ khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay.

Chia sẻ với phóng viên, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, qua nhiều năm gắn bó với bệnh nhi, cấp cứu nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật, ông nhận thấy vẫn nhiều cha mẹ chưa biết cách xử trí khi con bị hóc. Nhiều cha mẹ bối rối, cuống nên có những xử trí sai cách.

Có những trường hợp vội vàng cho con uống thêm nước, xong lại có trường hợp cố móc họng con ra…Trong khi nhiều bố mẹ thì bất lực nhìn con ngừng thở dần. Chính vì thế, người lớn cần biết thủ thuật Heimlich để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ.

Thủ thuật Heimlich là một biện pháp cấp cứu dị vật đường thở ban đầu nhằm mục đích đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Thủ thuật này dựa trên nguyên tắc tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài. Cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo…

“Trường hợp trẻ đang ăn bột hay hoa quả bị hóc, nghẹn thì cần để trẻ nằm sấp, đầu dốc xuống dưới, úp lòng bàn tay vỗ mạnh vào giữa lưng bé. Thao tác này giúp tác động mạnh vào lưng gây ho để bật dị vật ra. Với trẻ lớn, người thân cần đứng sau ôm bụng sốc mạnh người trẻ lên”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay.

Điều đáng lưu ý, khi sơ cứu người lớn không được đưa tay vào miệng trẻ móc dị vật ra ngoài bởi đôi khi nó sẽ làm cho tình trạng càng trầm trọng hơn gây khó khăn cho việc xử trí.

Để không xảy ra những tai nạn đáng tiếc, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng nên phòng hóc dị vật cho trẻ. Theo đó, những loại thực phẩm như thạch, quả nhãn, quả vải, chôm chôm, nho, đồ chơi tròn nhỏ không nên để gần trẻ.

Nếu bé bú bình, lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng, khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho… Khi bé ăn bột, cháo, không ép bé ăn nhiều, nhanh quá, không cho ngậm bình khi đang ngủ.

Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi cho trẻ ăn, có chiều dài và chiều rộng bằng ngón tay út của người lớn và đảm bảo đủ mềm để trẻ có thể nuốt. Khuyến khích trẻ ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ thức ăn.

Khi cho trẻ ăn không bao giờ được nói chuyện, chạy nhảy, đi qua đi lại, chơi nghịch, đùa giỡn hoặc nằm khi ngậm thức ăn trong miệng. Tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang la khóc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *