Mới đây, một thanh niên ở Phú Thọ vì thái một củ hành sau đó dẫn đến sốc phản vệ và nguy kịch tính mạng. Nhiều người khá băn khoăn vì không lẽ sốc phản vệ lại đến dễ dàng vậy sao?.
Theo BS. Ngô Đức Hùng – Khoa cấp cứu A9, BV Bạch Mai, tác giả của cuốn sách 3 phút sơ cứu, bất cứ cái gì gây dị ứng đều có thể bị phản vệ. Dị ứng nặng bằng phản vệ, dị ứng nặng hơn thì thành sốc phản vệ. Có khi chỉ là một con sâu róm cũng có thể g.ây s.ốc phản vệ.
Cũng theo BS. Hùng, phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị báo động khi tiếp xúc với một số chất trong môi trường. Đa phần chúng vô hại. Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm lại dễ phản ứng với chúng, các chất này gọi là dị nguyên.
Sốc phản vệ là dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất có thể gây t.ử v.ong nhanh chóng từ một vài phút đến một vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.
Ngoài các nguyên nhân g.ây s.ốc phản vệ mà mọi người thường biết đến nhiều là từ dược phẩm thì các dị nguyên trong môi trường sống hàng ngày như cây độc, lông của động vật, ngòi ong, các loại hạt, tôm cua, phấn hoa, bụi, nấm mốc, thậm chí nước bọt của động vật cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng từ nhẹ đến sốc phản vệ nghiêm trọng.
BS. Ngô Đức Hùng – khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai.
Các phản ứng dị ứng nhẹ khi tiếp xúc với các dị nguyên
– Nổi mày đay tại chỗ đến toàn thân kèm theo ngứa
– Phù nề mí mắt, kết mạc, chảy nước mũi, hắt hơi
– Đau quặn bụng hoặc kèm theo nôn
Do đó, bác sĩ lưu ý, khi bị côn trùng cắn cần theo dõi các triệu chứng dị ứng ngay cả với người tiếp xúc với nọc độc lần đầu.
Nếu hít/ ngửi phải chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà. Có thể rửa mũi bằng cách bơm nước muốn sinh lý 2 lần một ngày làm giảm triệu chứng ho hắt hơi, sổ mũi.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với dị nguyên
– Biểu hiện là phù nề vùng đầu mặt cổ, họng miệng, tiếng thở khò khè, ho dai dẳng
– Nói khó hoặc khàn tiếng.
– Cảm giác choáng váng, mất cân bằng.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm 2 tổn thương gây t.ử v.ong nhanh chóng là phù nề đường dẫn khí gây ngạt thở.
Giãn mạch tụt huyết áp g.ây s.ốc (gọi là sốc phản vệ).
Những người có t.iền sử bệnh lý hen phế quản, bệnh lý dị ứng từ trước rất dễ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, với đối tượng này cần hết sức thận trọng.
Lông chó, mèo là một trong những dị nguyên dễ gây phản ứng dị ứng với cơ thể
Xử trí thế nào?
Nếu phản ứnh dị ứng mức độ nhẹ với mày đay nhẹ khu trú tại một vùng cơ thể thì chúng có thể tự biến mất. Cần rửa sạch vùng tiếp xúc bằng nước và xà phòng, sử dụng thuốc kháng histamin bôi tại chỗ làm dịu chỗ ngứa.
Nếu mày đay xuất hiện toàn thân và ngứa, không nên tắm nước nóng vì như vậy sẽ kích thích giãn mạch tăng tiết histamin làm tăng triệu chứng bệnh. Lúc này bạn cần dùng thuốc chống dị ứng đường uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Cởi bỏ quần áo, tránh mặc đồ bó sát có thể gây kích ứng tại chỗ.
Nếu có bất kể một triệu chứng dị ứng nghiêm trọng , cần để người bệnh vào tư thế an toàn.
Khi thấy có dấu hiệu sốc cần ủ ấm người bệnh, để người bệnh nằm đầu thấp, gác chân lên cao, nghiêng đầu về một bên để tránh nôn sặc.
Với phản ứng dị ứng nghiêm trọng (bao gồm sốc phản vệ) thuốc cần sử dụng là adrenalin và corticoid, thuốc này chỉ có ở bệnh viện. Vì thế không chậm trễ đưa người bệnh đến bệnh viện.
Tuyệt đối không uống nước hay bất cứ thứ gì vì có nguy cơ nôn sặc vào phổi. Cần bình tĩnh nới rộng quần áo, trấn an tinh thần người bệnh, cho người bệnh nằm tư thế an toàn đợi xe cấp cứu.
Khi nào xảy ra sốc phản vệ?
Tôi có cơ địa dị ứng. Tôi sắp phải điều trị bệnh nha chu và nhổ răng khôn mọc lệch. Tôi rất sợ bị sốc phản vệ. Vậy khi nào dễ xảy ra sốc phản vệ? Mong bác sĩ giải thích giùm. Xin cảm ơn.
Lê Thị Nhã (Bắc Ninh)
Ảnh minh họa
Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, có thể gây t.ử v.ong. Đây là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến bạn bị sốc. Sốc phản vệ bắt đầu xảy ra chỉ vài phút sau khi dị nguyên đi vào cơ thể qua đường tiêm truyền.
Để chống lại những chất lạ khi đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể đặc hiệu. Đối với những chất có hại thì đây là phản ứng hữu hiệu. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, hệ miễn dịch lại phản ứng một cách quá mẫn cảm với những chất vô hại như thức ăn… khi đó hệ miễn dịch sẽ khởi động chuỗi các phản ứng hóa học dẫn đến hiện tượng dị ứng.
Thuốc uống, tiêm thuốc, truyền dịch, thức ăn hoặc nọc côn trùng là những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng sốc phản vệ. Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ do thuốc. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng hay gặp nhất gây nên tình trạng sốc phản vệ. Thức ăn hàng ngày như trứng, lạc, các loại hải sản là những nguyên nhân thường gặp gây ra sốc phản vệ do thức ăn.
Bạn cứ yên tâm điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng của bản thân và các loại thuốc đã từng bị dị ứng để bác sĩ có kê hoạch dùng thốc cho bạn an toàn.