strong> T.iền sản giật – sản giật (TSG-SG) là rối loạn chức năng đa cơ quan liên quan đến thai nghén, chiếm tỷ lệ khoảng 2 -10% trong toàn bô thai kỳ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký Quyết định số 1911/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng t.iền sản giật trước bối cảnh dù đã có những nỗ lực trong quản lý giai đoạn t.iền sản nhưng t.iền sản giật (TSG) vẫn là môt trong những gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và t.rẻ e.m.
T.iền sản giật – sản giật (TSG-SG) là rối loạn chức năng đa cơ quan liên quan đến thai nghén, chiếm tỷ lệ khoảng 2 -10% trong toàn bô thai kỳ.
Mặc dù đã có những nỗ lực trong quản lý giai đoạn t.iền sản nhưng TSG-SG vẫn là môt trong những gánh nặng bệnh tật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và t.rẻ e.m.
Có thể hạn chế các ảnh hưởng của TSG-SG thông qua dự báo và điều trị dự phòng bệnh, tối ưu là dự phòng xuất hiện bệnh, ngăn chặn tiến triển nặng và ngăn chặn các biến chứng.
Quyết định số 1911/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn Sàng lọc và điều trị dự phòng t.iền sản giật.
Trong 2 thập kỷ qua tỷ lệ TSG đã tăng khoảng 25%, đặc biệt là nhóm TSG sớm.
Tại Châu Á, môt thống kê từ 2001 -2014 cho thấy TSG sớm tăng từ 0,5% lên 0,8% trong toàn bô thai kỳ.
Tại Việt Nam, tỷ lệ TSG trước 34 tuần là 0,43%, tỷlệ TSG từ 34 -37 tuần là 0,70% và tỷ lệ TSG sau 37 tuần là 1,68% so với toàn bô thai kỳ.
Loạt nghiên cứu từ năm 2012 đến 2016 tại Huế cho thấy tỷ lệ TSG khoảng 2,8 -5,5%. Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý TSG-SG trong những năm gần đây đã tập trung vào lĩnh vực dự báo xuất hiện bệnh, dự báo tiến triển bệnh và kết quả thai kỳ cũng như điều trị dự phòng TSG.
T.iền sản giật dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong cao ở phụ nữ mang thai.
T.iền sản giật là bệnh lý có nhiều biến chứng đối với cả mẹ và thai nhi, là môt trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong mẹ, t.ử v.ong chu sinh trên toàn thế giới.
Tỷ lệ t.ử v.ong mẹ liên quan đến tăng huyết áp (HA) trong thai kỳ nói chung và TSG chiếm khoảng 14%. Tỷ lệ t.ử v.ong mẹ liên quan đến tăng HA trong thai kỳ khoảng 12,9 -16,1%.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của TSG-SG còn kéo dài sau sinh, liên quan đến các lần sinh tiếp theo và là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch về sau.
Theo Bộ Y tế, triêu chứng của TSG-SG bao gồm: Tăng huyết áp; Protein niêu; Các triêu chứng lâm sàng khác liên quan đến rối loạn chức năng nhiều cơ quan do ảnh hưởng của bệnh lý TSG gồm: rối loạn thị giác và tri giác, đau đầu không đáp ứng với các thuốc giảm đau, đau vùng thương vị – hạ sườn phải, căng bao Glisson, tan m.áu, phù phổi… (triệu chứng phù ít có giá trị và không còn là tiêu chuân chân đoán TSG);
Triêu chứng cận lâm sàng như giảm tiểu cầu, các thay đổi liên quan đến thận bao gồm giảm mức lọc cầu thận, tăng nồng đô creatinin, acid uric huyết thanh, hoại tử và xuất huyết quanh khoảng cửa ngoại vi phân thùy gan gây tăng các men gan (SGOT, SGPT, xét nghiệm nước tiểu có protein niệu và hồng cầu niệu, soi đáy mắt biểu hiện co các đông mạch võng mạc ở môt điểm hay môt vùnghoặc phù võng mạc.
Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc sàng lọc TSG-SG:
Tích hơp sàng lọc TSG thực hiện thường quy vào quy trình quản lý thai, khám thai cho tất cả mọi thai phụ.
-Thực hiện sàng lọc TSG theo mô hình hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: tại thời điểm 11 -13 6 tuần t.uổi thai, mục tiêu tập trung vào sàng lọc TSG sớm và can thiệp dự phòng,
Giai đoạn 2: vào 3 tháng giữa và/hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, sàng lọc TSG đươc tiếp tục thực hiện cho cả TSG sớm và TSG muôn, nhằm mục đích quản lý phù hơp các trường hơp nguy cơ cao, xác định thời điểm, địa điểm và cách thức kết thúc thai kỳ hơp lý cho từng trường hơp.
Có thể hạn chế các ảnh hưởng của TSG-SG thông qua dự báo và điều trị dự phòng bệnh.
Điều trị dự phòng t.iền sản giật
*Đối với tuyến y tế cơ sở: Xác định nhóm nguy cơ cao cần điều trị dự phòng TSG dựa vào các đặc điểm mẹ, các yếu tố t.iền sử, bệnh sử, yếu tố gia đình liên quan đến TSG:
-Điều trị dự phòng nếu có môt trong những yếu tố nguy cơ sau: T.iền sử TSG (đặc biệt khi có biến chứng nặng), đa thai, tăng HA mạn, đái tháo đường typ 1 hoặc 2, bệnh thận, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, hôi chứng kháng phospholipid…)
-Cân nhắc điều trị dự phòng TSG nếu có từ 2 yếu tố sau: thai con so, béo phì(BMI>30kg/m2), t.iền sử gia đình TSG (mẹ hoặc chị,em), mẹ trên 35 t.uổi, đặc điểm xã hôi (điều kiện kinh tế xã hôi thấp), t.iền sử thai nhẹ cân, kết quả thai kỳ bất lơi, khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 10 năm.
-Đối với nhóm không có yếu tố nguy cơ cao, quản lý thai nghén thường quy
*Đối với tuyến tỉnh và trung ương :
– Thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ
Các trung tâm có thể triển khai thường quy mô hình sàng lọc TSG: Xác định nhóm nguy cơ cao TSG dựa vào mô hình phối hơp các yếu tố nguy cơ mẹ, HA đông mạch trung bình, siêu âm doppler chỉ số xung đông mạch tử cung và xét nghiệm sinh hoá PlGF hoặc PAPP-A (sử dụng PAPP-A nếu không thể xét nghiệm PlGF). Cần điều trị dự phòng khi nguy cơ xác định bằng mô hình phối hơp 1/100.
Các trung tâm chưa triển khai thường quy mô hình sàng lọc TSG: khuyến cáo ưu tiên lựa chọn nhóm nguy bằng mô hình phối hơp hơn so với chỉ dựa vào các yếu tố nguy cơ mẹ. Có thể áp dụng mô hình phối hơp yếu tố nguy cơ mẹ và HA đông mạch trung bình, sau đó, những đối tương nguy cơ cao sẽ phối hơp thêm siêu âm Doppler chỉ số xung đông mạch tử cung và xét nghiệm sinh hoá như trong mô hình tối ưu đươc khuyến cáo để xác định nhóm cần can thiệp và chỉ định điều trị dự phòng tại tuyến tỉnh trở lên.
– Thời điểm 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:
Tiếp tục sàng lọc TSG bằng mô hình dự báo phối hơp yếu tố nguy cơ mẹ, HA đông mạch trung bình, chỉ số xung đông mạch tử cung và PlGF, sFlt-1.
Không có chỉ định điều trị dự phòng.
Ảnh hưởng của cao huyết áp thai kỳ đến sức khoẻ bà bầu và các biến chứng nguy hiểm
Cao huyết áp thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của mẹ và bé? Đây có phải là bệnh lý nguy hiểm không và đâu là các biến chứng thường gặp?
Cao huyết áp thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm, làm tăng nguy cơ t.iền sản giật và sản giật ở bà bầu. Cao huyết áp do mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở mẹ như: Não tăng huyết áp, hội chứng HELLP (tan màu, men gan tăng, số lượng tiểu cầu thấp). Đột quỵ, suy thận, suy tâm thất trái,… thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.
Đối với thai nhi, cao huyết áp thai kỳ có thể khiến bé bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Nguy cơ t.ử v.ong cao do lưu lượng m.áu ở tử cung, nhau thai giảm gây co thắt mạch, hạn chế tăng trưởng, thiếu oxy m.áu và bong nhau thai. Nghiêm trọng hơn khi huyết áp tăng cao 160/110 mmHg có thể dẫn đến t.ử v.ong ở cả mẹ và bé.
Cao huyết áp thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bà bầu? – Ảnh: Internet
1. Cao huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào với mẹ và bé?
Bất cứ trường hợp cao huyết áp nào cũng đều nguy hiểm. Tuy nhiên cao huyết áp ở phụ nữ mang thai còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Bởi phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt rất dễ gặp biến chứng liên quan đến sản giật…Không chỉ vậy nó còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của bé.
– Đối với mẹ, cao huyết áp thai kỳ nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến các tai biến nguy hiểm. Một số tai biến có thể kể đến như: Bong non nhau thai, tai biến mạch mãu não, suy thận, suy tim, đột quỵ…Người bị cao huyết áp thai kỳ nếu không được điều trị sớm rất dễ phát triển thành cao huyết áp mãn tính.
– Mẹ bị cao huyết áp thai kỳ cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do lưu lượng m.áu bên trong tử cung, nhau thai bị suy giảm, không đủ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi dẫn đến nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng sinh non, thai c.hết lưu trong bụng mẹ.
Cao huyết áp thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm – Ảnh: Internet
2. Các biến chứng thường gặp do cao huyết áp thai kỳ
Ngoài những nguy cơ nói trên cao huyết áp thai kỳ còn là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài biến chứng thường gặp.
2.1. Các biến chứng tim mạch
Cao huyết áp mãn tính hay cao huyết áp thai kỳ đều gây tổn thương cho tim mạch. Tình trạng tăng huyết áp kéo dài sẽ làm hư lớp nội mạch vành hình thành xơ vữa động mạch. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cơ đau tức ngực, nhồi m.áu cơ tim và suy tim ở người bệnh.
Trường hợp này thường xảy ra với thai phụ bị t.iền sản giật. Kèm theo đó là dấu hiệu huyết áp cao, có protein trong nước tiểu sau 20 tuần. Nguy cơ suy tim có thể xảy ra với cả những thai phụ có huyết áp ổn định trở lại sau khi sinh.
Cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như tai biến mạch m.áu não. Vậy cần Làm gì khi bị tai biến mạch m.áu não do tăng huyết áp?
2.2. Hội chứng Hellp do cao huyết áp thai kỳ
Đây là biến chứng thai kỳ liên quan đến tình trạng tan m.áu, men gan cao, suy giảm số lượng tiểu cầu. Hội chứng Hellp vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ. Nó được coi là biến chứng của t.iền sản giật nặng.
Hội chứng Hellp gây tổn thương nghiêm trong đến các cơ quan bên trong của cơ thể. Để hạ huyết áp do hội chứng Hellp cần có sự can thiệt khẩn cấp của bác sĩ. Một số trường hợp thai phụ phải tiến hành sinh non để đảm bảo tính mạng. Một số dấu hiệu của Hellp bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, đau vùng thượng vị…
2.3. Biến chứng não do cao huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến tai biến mạch m.áu não nếu không được kiểm soát kịp thời. Biến chứng có thể khiến người bệnh bị xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc toàn thân. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến c.hết não hoặc t.ử v.ong ở người bệnh.
Một số trường hợp cao huyết áp khi mang thai dẫn đến thiếu m.áu não gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Cao huyết áp thai kỳ mức độ nặng có thể dẫn đến đột quỵ và để lại những di chứng nặng nề sau khi điều trị.
Thiếu m.áu não do cao huyết áp thai kỳ gây đau đầu ở bà bầu – Ảnh: Internet
2.4. Các biến chứng gây suy thận
Các biến chứng về thận thường xảy ra với thai phụ bị t.iền sản giật trên nền cao huyết áp mãn tính. Tình trạng cao huyết áp có thêm protein niệu làm hư màng lọc của các tế bào thận. Trường hợp này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến suy thận.
2.5. Gây tổn thương võng mạc
Cao huyết áp mãn tính hay cao huyết áp đột ngột đều gây tổn thương thành mạch m.áu võng mạc. Nó là nguyên nhân dẫn đến xơ cứng thành mạch, chèn ép tĩnh mạch, cảm trở tuần hoàn gây tổn thương mắt. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị xuất huyết võng mạc gây suy giảm thị lực, dẫn đến mù loà.
Trên đây là một số thông tin về mức độ nguy hiểm của cao huyết áp thai kỳ và biến chứng của nó. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng tránh và điều trị cao huyết áp trong quá trình mang thai để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.