Dị vật rơi vào đường thở hoặc thực quản gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Ngày 22-4, BS CKI Trương Ngọc Nhã, Trưởng Trung tâm Nội soi – Bệnh viện Xuyên Á (TP HCM), cho biết đơn vị vừa kịp thời phẫu thuật gắp đồng xu trong thực quản b.é g.ái 6 t.uổi, ngụ huyện Củ Chi.
Người nhà bệnh nhi cho biết trong khi chơi đùa, bé ngậm đồng xu trong miệng, mải chơi một lúc thì bất ngờ nuốt luôn. Sau khi nuốt đồng xu, bé bắt đầu khó thở, đau tức vùng cổ ngực. Bé được người nhà nhanh chóng đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngay khi bệnh viện tiếp nhận, bé được chỉ định chụp X-quang ngực – bụng thẳng để xác định vị trí của dị vật. Kết quả cho thấy dị vật nằm ở 1/3 trên thực quản có hình giống đồng xu.
Bệnh nhi được tiến hành nội soi cấp cứu gắp đồng xu ra ngoài. Hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, ăn uống tốt.
Đồng xu nằm chặn ngay thực quản b.é g.ái qua kết quả Xquang
Theo bác sĩ Nhã, nếu không được xử trí gắp ra kịp thời thì dị vật có thể sẽ bị nghẹt lại ở thực quản gây nguy hiểm. Do trẻ nhỏ có tính hiếu động, tò mò nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý, không để trẻ chơi một mình hay chơi các đồ chơi có kích thước nhỏ hoặc sắc nhọn, các vật dễ nuốt như: pin, đồng xu, viên bi…
“Khi dị vật rơi vào đường thở hoặc thực quản sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Đã có rất nhiều trường hợp đau lòng xảy ra đối với trẻ khi bị hóc dị vật. Trường hợp nếu trẻ nuốt phải dị vật, cần khẩn trương đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời” – bác sĩ Nhã khuyến cáo.
Bé 2 t.uổi t.ử v.ong sau 2 ngày nằm viện vì bị hóc nghẹn bởi món xúc xích đ.ứa t.rẻ nào cũng thích ăn
Nhà trường đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu, nhưng sau 2 ngày nằm viện, c.ô b.é đã từ giã cõi đời.
Hôm 12/11 vừa qua, tại nhà trẻ Mini Learners ở Radlett, Hertfordshire (Anh) đã xảy ra một vụ hóc nghẹn thức ăn khiến một b.é g.ái 2 t.uổi t.ử v.ong sau đó.
Được biết vào giờ ăn trưa, b.é g.ái Sadie đã bị nghẹn đến mức không thở được bởi một miếng xúc xích. Ngay khi thấy học sinh bị nghẹn, nhà trường đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu và các nhân viên y tế đã đến đưa đ.ứa t.rẻ đến bệnh viện St Mary. Nhưng đáng tiếc hai ngày sau, Sadie từ giã cõi đời.
Sadie xinh đẹp đã từ giã thế giới sau khi bị mắc nghẹn bởi một miếng xúc xích.
Quá đau buồn về cái c.hết đột ngột của con gái, cha mẹ Sadie, anh Darren Ruback và chị Claire Nicole, không còn có tâm trạng để gặp mọi người. Tất cả mọi thứ họ đều giao lại cho những người bạn giúp đỡ.
Thay mặt cho gia đình, những người bạn của cha mẹ Sadie “gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ và đội ngũ y tế đã tận tình cứu chữa và chăm sóc Sadie chu đáo trong suốt 2 ngày cô bé nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Mặc dù nỗi đau của gia đình là quá lớn nhưng chúng tôi cũng vui mừng khi Sadie đã có thể giúp ích cho người khác bằng cách hiến các cơ quan quan trọng của mình để họ tiếp tục được sống” .
Nhà trẻ Mini Learners nằm bên trong một nhà thờ Do Thái – nơi Sadie đã theo học.
Những người bạn của gia đình Sadie cũng kêu gọi các trường nhà trẻ, mẫu giáo hãy loại bỏ xúc xích ra khỏi phần ăn dành cho t.rẻ e.m. Họ nói: “Xúc xích vốn nổi tiếng bởi hình thù kỳ dị với lớp da dai ở bên ngoài. Điều này khiến trẻ khó nhai hơn nên trẻ sẽ nuốt trọn và dễ bị mắc nghẹn. Chưa hết, quả nho cũng nên được nằm trong danh sách loại khỏi các thực phẩm dành cho t.rẻ e.m vì chúng tròn, trơn, t.rẻ e.m rất dễ vô tình bị mắc nghẹn khi ăn cả quả. Vì thế, chúng tôi kêu gọi các trường học không nên đưa xúc xích và nho cho trẻ ăn để tránh trường hợp có gia đình khác phải trải qua nỗi đau như của gia đình Sadie”.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng hóc nghẹn?
Hóc nghẹn dị vật, thức ăn là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ từ 1 – 5 t.uổi, chỉ tình trạng có một vật nào đó đang mắc kẹt trong đường thở khiến bé không thể thở được. Nếu dị vật nhỏ, cơ thể của trẻ sẽ cố gắng ho để tống dị vật ra ngoài. Nhưng nếu đường thở bị tắc hoàn toàn và vật bị mắc kẹt không được đẩy ra ngoài thì sẽ khiến trẻ không thở được, dẫn đến t.ử v.ong.
Ngoài đồng xu, pin và đồ chơi nhỏ ra, các loại thức ăn có hình dạng tròn như xúc xích, nho, kẹo dẻo, đậu phộng, các loại hạt, bỏng ngô, hạt hướng dương, dưa hấu, kẹo cứng, trái cây khô… cũng là những nguyên nhân gây nghẹt thở phổ biến ở t.rẻ e.m, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Do đó, khi cho trẻ ăn, cha mẹ và người chăm sóc cần giám sát không cho con đưa quá nhiều thức ăn vào miệng cùng một lúc. Đối với trẻ dưới 4 t.uổi, không nên cho con ănnhững thức ăn có hình tròn, cứng, dính và khó nuốt như đậu phộng nguyên hạt, bỏng ngô, kẹo dẻo, nho khô, kẹo cứng, kẹo cao su và các loại hạt. Riêng nho, cà chua bi, quả mọng lớn như việt quất, xúc xích thì nên được cắt theo chiều dọc thành từng miếng nhỏ. Các loại rau cứng như cà rốt, cần tây thì nên được cắt nhỏ.
Bên cạnh đó, cha mẹ và người chăm sóc cần cho trẻ ngồi một chỗ trong khi ăn uống, Không được chạy nhảy, đi bộ, đi trên xe ô tô xe buýt hoặc xe đẩy trong khi ăn. Nếu con đang cười hoặc khóc thì nên đợi con bình tĩnh lại thì tiếp tục cho ăn. Cha mẹ cần dạy con ăn miếng nhỏ, nhai kỹ từ tốn để tránh nuốt vội vàng rồi bị mắc nghẹn.