Thấy b.é t.rai 5 t.uổi liên tục ho khò khè nhưng uống thuốc liên tục 2 tháng trời không thuyên giảm, gia đình đưa bé vào bệnh viện thăm khám thì tá hỏa khi phát hiện con hóc dị vật rất nguy hiểm phải phẫu thuật khẩn.
Ngày 23/4 bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, nơi đây vừa phẫu thuật cứu thành công một trường hợp trẻ nuốt dị vật rất nguy hiểm.
Trước đó, b.é t.rai 5 t.uổi được gia đình đưa vào nhập viện ngày 13/4/2021 vì khò khè kéo dài suốt 2 tháng nay nhưng điều trị thuốc không giảm.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết không ghi nhận gì về việc nuốt dị vật hay hội chứng xâm nhập trước đó.
Thời điểm vào viện, các bác sĩ thăm khám và xác định bé tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn, cân nặng chiều cao bình thường, mũi thoáng, họng sạch.
Ảnh chụp X-quang ghi nhận dị vật bỏ quên dài ở đường thở bên phải.
Tiến hành chụp X-quang ngực, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhi có dị vật bỏ quên dài ở đường thở bên phải.
Ảnh chụp CT-Scan ngực cản quang cho thấy dị vật kim loại trong phế quản trung gian phải. Bệnh nhi bị ứ khí phổi phải, đông đặc phế nang phân thùy phổi.
Ban đầu, ekip điều trị định nội soi phế quản lấy dị vật. Tuy nhiên việc lấy dị vật gặp khó khăn, việc điều trị được chuyển hướng sang phẫu thuật lấy dị vật.
Sau khi mở ngực, các bác sĩ nội soi đường thở, thấy dị vật nằm ở phế quản giữa dưới phải nên dùng kềm gắp ra. Dị vật là móc khóa dây kéo kim loại đường kính 20×4mm.
Sau khi gắp dị vật, đường thở được khai thông. Bé chảy ít m.áu, được cầm m.áu bằng gạc và dau đó đóng ngực từng lớp.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, vết mổ trước ngực đã khô.
B.é t.rai 5 t.uổi sau khi lấy dị vật sức khỏe đã ổn định.
Theo các bác sĩ, nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với t.rẻ e.m. Trẻ nhỏ thường hay khám phá thế giới xung quanh, đôi khi lại cho mọi thứ vào miệng.
Trong nhiều trường hợp, các dị vật này nằm lại trong đường tiêu hóa và gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hoặc có thể nằm ở thanh quản gây ra tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể gây t.ử v.ong nếu không cấp cứu đúng cách kịp thời.
Làm gì khi trẻ nuốt phải dị vật? Trẻ nuốt dị vật cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám, xử trí và gắp dị vật ra ngoài.
Hi hữu: Mẹ lây bệnh tay chân miệng từ con
Một phụ nữ 32 t.uổi có các tổn thương trên da, xuất hiện cả ở khoeo tay, nếp gấp da nên tưởng mình bị bệnh chàm. Đi khám thì phát hiện mắc tay chân miệng.
Các tổn thương do tay chân miệng ở chị D. xuất hiện cả ở khoeo tay, nếp gấp da nên rất dễ nhầm với bệnh chàm. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Ngày 9/11, TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa mới ghi nhận một trường hợp mắc tay chân miệng cực kỳ hi hữu ở người lớn.
Nghi ngờ mình bị bệnh chàm, chị P.T.D. (32 t.uổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM) đi khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM với các biểu hiện thương tổn trên da nên được nhân viên y tế nghi ngờ khả năng chị D. bị viêm da tiếp xúc nên chuyển khám tại khoa da liễu.
Theo TS.BS Lê Thái Vân Thanh, bệnh nhân bị các bóng nước không chỉ ở lòng bàn tay, bàn chân mà còn ở cả vị trí khoeo tay, chân, nếp gấp của da nên rất dễ bị nhầm với bệnh chàm và bệnh viêm da tiếp xúc.
Trước đó, chị D. đang chăm con 9 tháng t.uổi mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 nên bác sĩ đã nghĩ tới khả năng chị bị lây tay chân miệng.
“Kết quả xét nghiệm cho thấy, đây đúng là trường hợp nhiễm tay chân miệng hi hữu ở người lớn”, TS.BS Lê Thái Vân Thanh cho hay.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, từ xưa tới nay ông chưa thấy bệnh nhi tay chân miệng nào lây nhiễm cho phụ huynh cả. Tay chân miệng vốn được coi là bệnh của t.rẻ e.m. Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc tay chân miệng vì đề kháng yếu nhưng ở người bình thường tới nay là rất hiếm.
“Điều đáng lo ngại, người lớn bị tay chân miệng là một nguồn lây truyền rất nguy hiểm do chủ quan bệnh nhẹ và thường là nội trợ chính, chăm sóc nấu ăn cho mọi thành viên gia đình, đặc biệt là t.rẻ e.m; thậm chí đây là nguồn lây truyền xuyên vùng (trans-regional spread) trên thế giới.
Hơn nữa, các dấu hiệu tay chân miệng ở người lớn có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề da liễu thường gặp như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da côn trùng, chàm…”, TS.BS Lê Thái Vân Thanh khuyến cáo.