Bệnh viêm đường hô hấp ở t.rẻ e.m có thể gặp quanh năm nhưng thường xuất hiện vào lúc chuyển mùa như: viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng, viêm xoang…
Đây là những bệnh có thể xảy ra cấp tính nhưng có thể là bệnh mãn tính, mỗi khi thời tiết chuyển mùa là bệnh xuất hiện. Vì vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
– Do virus.
– Do vi khuẩn.
– Do cảm lạnh.
Các nhóm bệnh viêm đường hô hấp
Viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi, viêm amiđan… Đây là những bệnh có thể xảy ra cấp tính nhưng có thể là bệnh mạn tính. Viêm đường hô hấp trên nếu không chữa trị dứt điểm, có thể chuyển thành viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi), đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.
Cảm cúm
Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.
Sốt phát ban
Sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.
Viêm tai
Viêm tai có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Viêm đường hô hấp
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại vi rút dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ và phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của trẻ, nhất là hệ hô hấp làm cho trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi.
Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ…
Sốt xuất huyết
Đây là bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm. Trẻ sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra m.áu… Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Bệnh xảy ra do một loại vi rút phát triển mạnh vào mùa thu đông, có ảnh hưởng đến t.rẻ e.m, chủ yếu dưới hai t.uổi. Vi rút thường lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang vi rút. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú ít, tím tái, có biến chứng cần cho trẻ nhập viện để điều trị.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại vi rút mang tên Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện sau 10 – 21 ngày từ khi nhiễm vi rút. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ… sau đó sẽ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,… Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.
Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
Việc điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên chủ yếu là điều trị triệu chứng mà chưa điều trị được căn nguyên. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động phòng bệnh cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể đúng cách, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống tốt…
– Chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bữa ăn của trẻ nên đa dạng, cân bằng giữa 04 nhóm chất gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất; không nên cho trẻ ăn đồ ăn lạnh…
– Giữ ấm cơ thể đúng cách: Cơ thể luôn được giữ ấm, đặc biệt là các vị trí như: cổ, ngực, bụng, bàn tay, gan bàn chân; đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngủ trong phòng kín gió, ấm áp, tắm bằng nước ấm; không cho trẻ nằm lâu trước quạt và máy lạnh.
– Vệ sinh cá nhân: Các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân cho trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Hạn chế nguồn lây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
– Khi có các biểu hiện của bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng đắn, tránh những biến chứng xấu xảy ra./.
Chủ động phòng tránh 8 bệnh trẻ hay mắc trong mùa hè nắng nóng
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, độ ẩm trong không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus dễ gây bệnh cho trẻ nhỏ bùng phát. Phụ huynh cần có các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ trong mùa hè bằng cách nào?
Mùa hè có thể khiến trẻ mắc phải nhiều bệnh lý nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Phụ huynh cần nhận biết chính xác các bệnh của trẻ trong mùa hè thường gặp để có thể chủ động trong quá trình phòng tránh bệnh cho trẻ trong mùa hè nắng nóng một cách hiệu quả.
1. Bệnh thường gặp ở trẻ
1.1. Mùa hè trẻ thường mắc bệnh gì?
– Tiêu chảy:
Tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ vào mùa hè xảy ra thường xuyên. Tình trạng nắng nóng được biết chính là thời điểm bùng phát dịch và dễ gây ra bệnh tiêu chảy nhất.
Do thời tiết nắng nóng dễ khiến cho các loại thức ăn bị thiu, trong khi đó môi trường ô nhiễm cũng làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Khi trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.
– Trẻ bị ngộ độc thực phẩm:
Ngộ độc thực phẩm ở t.rẻ e.m dễ xảy ra hơn khi thời tiết nắng nóng mùa hè. Nguyên nhân gây ra ngộ độc do các loại thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách. Vì vậy, việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ.
Ngoài ra, môi trường như nhà trẻ, mẫu giáo hay lớp mầm non cũng là các môi trường làm tăng nguy cơ trẻ bị ngộ độc thực phẩm đối với các loại thực phẩm không được vệ sinh sạch sẽ.
Các loại thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách có thể khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm – Ảnh Internet
– Viêm đường hô hấp cấp tính:
Tình trạng viêm đường hô hấp cấp tính xảy ra khi thời tiết oi bức và làm bùng phát các căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ như: viêm họng, viêm mũi hay viêm amidan, viêm VA,…
Đa số nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ dưới 5 t.uổi thường do nhiễm siêu vi trùng. Khi bị bệnh, trẻ cũng thường bị sốt, ho hoặc sổ mũi và có nhiều trẻ còn bị buồn nôn, nôn và nhức đầu. Các triệu chứng này khiến trẻ mệt, khó ăn uống.
Phụ huynh cần chú ý vì có một số trường hợp trẻ có thể bị bệnh do nhiễm vi khuẩn, loại thường gặp là vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (viết tắt Hib) và phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumonia). Ngay khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện khó chịu và nhiễm vi khuẩn này cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm để nhận điều trị kịp thời.
– Trẻ bị nhiễm siêu vi:
Nhiễm siêu vi ở trẻ xảy ra vào mùa hè nắng nóng thường xuyên. Triệu chứng cảnh báo với phụ huynh trẻ có thể bị nhiễm siêu vi khuẩn:
Trẻ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt.
Kèm theo đó là triệu chứng trẻ biếng ăn, mệt mỏi vì sốt cao.
Một số trẻ có thể xuất hiện biểu hiện buồn nôn, nôn.
Có thể mẹ chưa biết, hiện nay có tới hơn 200 chủng siêu vi được phân lập. Tuy nhiên, phụ huynh có con nhỏ cũng không nên quá lo lắng vì hầu hết các loại siêu vi này đều là siêu vi thông thường và ít có hại cho sức khỏe của trẻ.
Đa số, các trường hợp trẻ mắc bệnh đều có thể tự khỏi sau 5 đến 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên chủ quan vì có một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho sức khỏe trẻ cần chú ý như siêu vi gây các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi hay cúm và thủy đậu,…
– Thủy đậu:
Thủy đậu ở trẻ nhỏ vào mùa hè vẫn được biết là bệnh dễ alay lan qua đường hô hấp thậm chí có thể gây thành dịch. Thủy đậu được biết là bệnh xuất hiện theo mùa vào khoảng tháng 2 đến tháng 6, tháng cao điểm nhất là tháng 4.
Hiện nay, thủy đậu được phòng ngừa bằng vaccine, phụ huynh cần chủ động tiêm phòng để phòng bệnh cho trẻ hiệu quả.
– Sởi – quai bị – rubella:
Đây là nhóm bệnh tương tự thủy đậu, dễ lây lan qua đường hô hấp, xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.
Sởi là bệnh lý nguy hiểm, nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí gây t.ử v.ong ở trẻ.
Quai bị là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe trẻ nhỏ sau này như vô sinh ở b.é t.rai,…
Rubella là bệnh nếu mắc phải ở phụ nữ mang thai có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, phụ huynh có thể an tâm khi hiện nay cả 3 loại bệnh này đều có vaccine phòng ngừa hiệu quả.
Phụ huynh cần chú ý các nhóm bệnh dễ lây lan cho trẻ trong mùa hè như thủy đậu, sởi, rubella – Ảnh Internet
– Viêm não Nhật Bản:
Viêm não Nhật Bản xảy ra nhiều hơn khi thời tiết nắng nóng. Các chuyên gia y tế cảnh báo về bệnh truyền nhiễm cho biết rằng tỉ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở t.rẻ e.m thường xảy ra vào tháng 6 và tháng 7 của mùa hè.
Đây là bệnh thường mắc ở trẻ miền Bắc, miền Nam trẻ ít gặp bệnh này hơn. Nhưng phụ huynh có thể an tâm khi đây là căn bệnh đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả. Điều này giúp ích lớn trong việc giảm bớt gánh nặng bệnh cho t.rẻ e.m.
– Viêm màng não ở trẻ:
Các thống kê cho biết rằng tình trạng viêm màng não ở trẻ ngày càng tăng cao đặc biệt khi thời tiết nắng nóng.
Như đã biết, viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm cho trẻ nhỏ và nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thành công, bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe sau này của trẻ như: Trẻ bị chậm phát triển tâm thần, liệt và co giật, động kinh.
Hiện nay đã có vaccine phòng ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ khi trẻ được 2 tháng t.uổi.
1.2. Bệnh trẻ dễ mắc quanh năm
Không chỉ những bệnh mùa hè mới cần được phòng tránh cho trẻ. Có những bệnh trẻ có thể mắc quanh năm và thậm chí nhiều bệnh còn để lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ về sau.
– Tay chân miệng:
Tay chân miệng thực tế là bệnh xảy ra quanh năm không riêng mùa hè và thường gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 3 t.uổi. Nhóm đối tượng trẻ dễ mắc tay chân miệng là trẻ dưới 5 t.uổi.
Phụ huynh có thể tham khảo thêm bài viết: Bệnh tay chân miệng là gì? Những thông tin cần biết về bệnh tay chân miệng.
Đây là căn bệnh có tính lây lan cao và có liên quan đến các vấn đề về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của trẻ nhỏ. Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu tay chân miệng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.
– Sốt xuất huyết:
Sốt xuất huyết ở trẻ xảy ra quanh năm, tuy nhiên đây là bệnh có chiều hướng tăng nhanh vào mùa mưa là mùa hè hơn.
Phụ huynh có con nhỏ vẫn biết, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh gây nguy hiểm cho trẻ vì các biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng sốc sốt xuất huyết nặng.
Đối với trẻ, nếu sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày và kèm theo các biểu hiện xuất huyết da như xuất hiện chấm, mảng xuất huyết bất thường. Kèm theo đó trẻ bị c.hảy m.áu mũi (c.hảy m.áu cam) bất thường, c.hảy m.áu chân răng hoặc bị xuất huyết tiêu hóa như nôn ra m.áu, đi tiêu phân đen.
Lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời điều trị. Vì hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, cũng chưa có vaccine phòng ngừa. Do đó, phụ huynh có con nhỏ tuyệt đối không chủ quan đối với bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ nhỏ mà chủ quan, lơ là.
Sốt xuất huyết ở trẻ xảy ra quanh năm, tuy nhiên đây là bệnh có chiều hướng tăng nhanh vào mùa mưa – Ảnh Internet
– Các bệnh lý khác:
Thời tiết nắng nóng còn có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như:
Trẻ bị rôm sảy gây ngứa rát, khó chịu. Tìm hiểu thêm bài viết: Dị ứng thời tiết nên kiêng ăn gì?
Trẻ bị say nắng do cơ thể mất nước nếu chơi ngoài trời nắng nóng quá lâu.
2. Phòng tránh bệnh cho trẻ trong mùa hè nắng nóng bằng cách nào?
Muốn bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất, cần có các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ trong mùa hè hợp lý, hiệu quả như sau:
– Xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt bằng cách: Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng, cần rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chơi đùa. Rửa tay là cách đem lại hiệu quả giúp trẻ loại bỏ các vi khuẩn, virus từ bàn tay có thể xâm nhập và gây hại tới sức khỏe trẻ.
– Chế độ dinh dưỡng hợp vệ sinh, cần chế biến và bảo quản thức ăn hợp lý. Các loại đồ uống cho trẻ cần tuân thủ theo quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Đây là cách giúp loại bỏ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa khi có thể gây hại cho sức khỏe trẻ.
– Giữ môi trường sống cho trẻ trong lành, an toàn: Cần giữ môi trường sống cho trẻ thông thoáng, trong lành. Biện pháp này đem lại hiệu quả giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại muỗi vằn, muỗi vằn là vật trung gian gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Khi trẻ đi ngủ cần có thói quen mắc màn. Tham gia diệt lăng quăng.
– Bổ sung cho trẻ các loại nước uống cần thiết với nước uống giàu khoáng chất và vitamin như nước ép trái cây, nước ép cam tươi và nước dừa tươi,…
– Nuôi con bằng sữa mẹ cũng được biết là cách giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ tốt.
– Không quên chủng ngừa đầy đủ cho trẻ, đối với tất cả các loại bệnh lý nguy hiểm và phù hợp với lứa t.uổi của trẻ bằng các loại vaccine sẵn có để bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng nóng sắp tới.