Cường lách là một trạng thái sinh lý bệnh trong đó lách tăng cường khả năng thu gom và tiêu hủy các tế bào m.áu (không những các tế bào già cỗi mà cả các tế bào bình thường).
Lách thường to ra khi cơ thể bị n.hiễm t.rùng, nhiễm ký sinh trùng (ví dụ: trong viêm nội tâm mạc Osler, sốt rét…).
Cường lách thường xảy ra trong trường hợp lách to do bất cứ nguyên nhân gì. Ngoài các kháng thể hữu ích “chống ngoại xâm” nói trên, lách có thể sản xuất các kháng thể “có hại” chống lại các huyết cầu lưu hành và hủy hoại các huyết cầu này.
Về huyết động học, lách là bộ phận quan trọng của hệ thống tĩnh mạch môn (tĩnh mạch môn là nơi hội tụ m.áu được tĩnh mạch lách đưa về từ lách và các tĩnh mạch treo tràng trên, tràng dưới đưa về từ ruột.
Tĩnh mạch môn đưa khối lượng m.áu đó về các xoang trong gan để gan làm nhiệm vụ chuyển hóa rồi tập hợp lại thành tĩnh mạch trên gan để trở về tim rồi phân bổ đi nuôi dưỡng cơ thể), có thể coi như “một bể chứa”. Khi tĩnh mạch môn bị ứ trệ lưu thông gây ra hội chứng tăng áp lực môn (TALM), trong đó lách to là một triệu chứng chính khởi đầu bệnh cảnh.
Hội chứng TALM
Hội chứng TAML được chia ra làm 3 khu vực:
Trước xoang: Nguyên nhân thường có nhất là các bệnh tích ngay trong tĩnh mạch môn hoặc tĩnh mạch lách: viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch hoặc các tĩnh mạch đó bị chèn ép từ ngoài, cũng có khi do bệnh lý gan mạn tính.
Trong xoang: Nguyên nhân thông thường nhất là các bệnh gan mạn tính: gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn, xơ gan…
Sau xoang: Kinh điển nhất là nguyên nhân ở tĩnh mạch trên gan thường gọi là hội chứng Budd chiari, cũng có khi do bệnh lý gan mạn tính.
Lách thường to hơn khi cơ thể bị n.hiễm t.rùng, ký sinh trùng.
Biểu hiện của cường lách và TALM
Hiện tượng cường lách thường biểu thị bởi 2 triệu chứng chính:
Lách to từ 2-3cm dưới bờ sườn trái có khi đến gần rốn, lúc đầu mềm sau to và chắc dần. Có khi tự bệnh nhân phát hiện và thầy thuốc cũng dễ dàng xác định bằng việc sờ nắn hạ sườn trái.
Giảm 1-2 hoặc cả 3 dòng huyết cầu thể hiện trên lâm sàng bởi: Trạng thái thiếu m.áu (do giảm hồng cầu). Trạng thái dễ c.hảy m.áu da hoặc niêm mạc (do giảm tiểu cầu). Trạng thái dễ n.hiễm t.rùng, mất khả năng đề kháng (do giảm bạch cầu).
Các hiện tượng trên được xác định dễ dàng bởi xét nghiệm huyết học, thấy rõ sự giảm các huyết cầu và bao giờ cũng phải khẳng định bằng tủy đồ: các dòng tế bào tủy vẫn bình thường cũng có thể tăng sinh để đối phó với sự hủy hoại ngoại biên.
Đây là yếu tố cơ bản để phân biệt sự giảm huyết cầu ngoại biên là do cường lách chứ không phải do suy tủy.
Ngoài lách to, TALM có thể có các biểu hiện:
Về gan: Gan có thể to hay nhỏ tùy theo nguyên nhân. Trong TALM sau xoang, gan bao giờ cũng to ít hoặc nhiều, mềm và tức. Trong TALM xoang và trước xoang lúc đầu gan có thể hơi to, chắc (xơ gan to) rồi nhỏ, teo dần theo quá trình xơ hóa (xơ gan teo).
Về hệ thống môn: Lúc đầu chỉ có lách to, về sau khi quá trình xơ gan phát triển sẽ xuất hiện các biêu hiên khác: tuần hoàn hệ dưới bờ sườn phải, cổ trướng thẩm thấu và đặc biệt giãn tĩnh mạch thực quản phát hiện dễ dàng khi nội soi ống tiêu hóa trên cùng hậu quả nguy hiểm: c.hảy m.áu tiêu hóa ồ ạt, đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không xử lý kịp thời.
Các biểu hiện nói trên thường đủ để chẩn đoán TALM trên lâm sàng. Để xác minh đ.ánh giá mức độ và phân loại TALM, có thể chọc lách để đo áp lực tĩnh mạch lách, đồng thời qua kim chọc lách bơm thuốc cản quang có iode để chụp hệ thống môn nhận định mức độ rắn của tĩnh mạch môn và cản trở cơ giới nêu có (cục m.áu đông, chèn ép từ ngoài vào).
Hiện nay, có thể sử dụng siêu âm doppler để kiểm tra tĩnh mạch môn, tĩnh mạch lách.
Độc tố trong thịt chưa nấu chín có liên quan đến u não hiếm gặp
Một nghiên cứu mới cho thấy, một tác nhân gây bệnh từ thực phẩm có thể liên quan đến một loại ung thư não hiếm gặp ở người lớn.
Các nhà khoa học đã kiểm tra mối liên quan giữa các kháng thể Toxoplasma gondii (T. gondii ), một loại ký sinh trùng có trong thịt chưa được nấu chín với nguy cơ phát triển u thần kinh đệm bằng cách, đo kháng thể T. gondii vài năm trước khi ung thư được chẩn đoán. Những người tham gia nghiên cứu đến từ một Nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị u thần kinh đệm có nhiều kháng thể đối với T. gondii hơn so với nhóm tương tự không bị ung thư. Điều này cho thấy trước đó họ đã bị nhiễm ký sinh trùng này, loại ký sinh trùng phổ biến từ thịt chưa nấu chín.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, điều này không có nghĩa là T. gondii chắc chắn gây ra u thần kinh đệm trong mọi tình huống. Một số người bị u thần kinh đệm không có kháng thể T. gondii và ngược lại. Nhưng kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng việc, giảm tiếp xúc với mầm bệnh từ thực phẩm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. U thần kinh đệm là một bệnh ung thư tương đối hiếm, nhưng thường gây t.ử v.ong cao. Tỷ lệ sống sót trong 5 năm khoảng 5%.