Sao lại dùng thuốc trầm cảm cho bệnh nhân đột quỵ?

Mẹ tôi bị đột quỵ nhồi m.áu não (mặc dù vẫn đang uống thuốc huyết áp). Sau khi xuất viện bác sĩ kê đơn các thuốc: Telmisartan, rosuvastatin, aspirin.

Về nhà uống thuốc theo đơn bác sĩ, nhưng mẹ tôi vẫn cứ luôn ở trong tình trạng lo lắng quá mức, sợ c.hết, tâm trạng rất xấu và không ngủ được… Được 1 tháng tái khám, ngoài các thuốc trên, bác sĩ có kê thêm thuốc amitriptyline. Uống các thuốc này thì tâm trạng mẹ tôi tốt hơn, bớt lo lắng và ngủ được. Thế nhưng, khi đọc hướng dẫn sử dụng thì đây là thuốc trị trầm cảm. Xin hỏi sao mẹ tôi lại phải dùng các thuốc trên?

Trịnh Thúy Hoa (Vĩnh Phúc)

Đối với những người bị đột quỵ nhồi m.áu não sau khi điều trị ổn định ở bệnh viện về nhà vẫn phải tiếp tục dùng thuốc. Tùy từng người bệnh cụ thể mà bác sĩ kê đơn dùng thuốc thích hợp. Trong trường hợp của bà là các thuốc:

Thuốc trị tăng huyết áp (telmisartan): Đối với người bệnh tăng huyết áp đã phải dùng thuốc cần dùng thuốc liên tục, đều đặn hàng ngày, thậm chí đến suốt cuộc đời.

Vì vậy thuốc trị tăng huyết áp là điều bắt buộc phải dùng để kiểm soát huyết áp. Nếu huyết áp không được kiểm soát sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ, mà lần đột quỵ sau thường sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn lần đột quỵ trước.

sao lai dung thuoc tram cam cho benh nhan dot quy ff1 5722558

Thuốc hạ mỡ m.áu (rosuvastatin): Thuốc này không chỉ giúp làm giảm mỡ m.áu (yếu tố nguy cơ gây đột quỵ) mà còn giúp phòng ngừa các biến cố tim mạch ở người bệnh.

Thuốc chống đông m.áu (aspirin): Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có t.iền sử về những bệnh này.

Đây là 3 thuốc rất cơ bản đối với người đột quỵ nhồi m.áu não như mẹ bạn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc thay đổi liều dùng, thêm hay bớt thuốc hoặc thay đổi thuốc cho phù hợp ở những lần tái khám. Điều này cho thấy việc tái khám theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, nhất là với những người mắc bệnh mạn tính.

Ở trường hợp của bà, có biểu hiện của trầm cảm (có thể do sang chấn tâm lý bệnh tật gây lo lắng quá mức, mất ngủ…), nên bác sĩ kê dùng thêm thuốc chống trầm cảm, đồng thời giúp người bệnh ngủ được như amitriptyline (thuốc có tác dụng làm giảm lo âu, lo lắng và có tác dụng an thần).

Dùng các thuốc trên, bệnh được kiểm soát, tâm trạng mẹ bạn tốt hơn và ngủ được. Vì vậy, bạn cần động viên mẹ uống thuốc đầy đủ và tái khám đúng hẹn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban, đau vùng thượng vị…

Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, nếu có bất thường xảy ra, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn, ứng phó thích hợp.

Đột quỵ do quên uống thuốc huyết áp

Bệnh nhân 73 t.uổi, t.iền sử tăng huyết áp, phải uống thuốc huyết áp hàng ngày. Tuy nhiên bà sống một mình, uống thuốc không đều đặn.

Bác sĩ Trần Đình Thắng, Khoa Cấp cứu Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết bệnh nhân bị đột quỵ nhồi m.áu não, nguyên nhân là uống thuốc không đều đặn kết hợp với yếu tố thời tiết lạnh đột ngột. May mắn được phát hiện sớm, đưa vào viện kịp thời, bệnh nhân vượt qua nguy kịch. Ngày 13/1, bệnh nhân sức khỏe ổn định, xuất viện.

dot quy do quen uong thuoc huyet ap e53 5513977

Bác sĩ Thắng yêu cầu bệnh nhân đưa cao tay để kiểm tra mức độ tỉnh táo của bệnh nhân trước khi xuất viện. Ảnh: Thùy An

Theo bác sĩ, người cao t.uổi có nhiều bệnh lý phối hợp, cần tuân thủ chỉ định uống thuốc nghiêm ngặt. Quên hoặc ngưng thuốc có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột dẫn đến đột quỵ. Nhiều người cao t.uổi ở nhà một mình hoặc bị sa sút trí tuệ, khó kiểm soát lịch uống thuốc.

Bác sĩ Nguyễn Danh Cường, Phó trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, cho biết người cao t.uổi phần lớn các cơ quan cơ thể đã lão hóa. Khi nhiệt độ thay đổi, khả năng đáp ứng môi trường của người cao t.uổi vì thế kém hơn người trẻ. Họ dễ mắc bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bệnh hen phế quản hoặc đợt cấp tính của các bệnh mạn tính.

Ngoài ra, nếu nhiễm lạnh đột ngột, người có sẵn yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ m.áu, đái tháo đường…, huyết áp dễ tăng vọt dẫn đến đột quỵ. Nhiều bệnh nhân khi trời lạnh đã thay đổi lối sống, giờ giấc sinh hoạt, quên dùng thuốc định kỳ điều trị bệnh mạn tính hoặc bỏ khám định kỳ để chờ thời tiết ấm hơn, khiến bùng phát các đợt cấp tính của bệnh nền và tăng nguy cơ đột quỵ.

dot quy do quen uong thuoc huyet ap 85c 5513977

Bác sĩ đang thực hiện thủ thuật cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ khuyến cáo người cao t.uổi cần tuân thủ nghiêm chỉnh việc uống thuốc. Tránh uống tăng liều do không nhớ đã uống hay chưa hoặc quên uống thuốc, uống sai giờ.

“Để khỏi quên, người nhà có thể tự chuẩn bị thuốc theo toa cho người già uống, hoặc để sẵn thuốc theo liều vào khay đựng thuốc ghi rõ là sáng, trưa, chiều, tối… Không nên để tất cả thuốc trong một túi, rất khó kiểm tra hàng ngày”, bác sĩ Thắng hướng dẫn.

Người trung niên, cao t.uổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh cơ thể lạnh đột ngột. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ t.huốc l.á, hạn chế rượu bia…

Giữ môi trường trong nhà đủ ấm, tránh gió lùa, sạch sẽ vì thời tiết lạnh, ẩm thấp dễ khiến các loại virus, vi khuẩn gây cúm và các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *