Tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán viêm màng não do virus

Chọc dịch não tuỷ là cơ sở để các bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị cho trẻ mắc viêm màng não do virus. Do đó, phương pháp này được coi là “tiêu chuẩn vàng”.

tieu chuan vang trong chan doan viem mang nao do virus ddd 5724322

Bệnh nhi viêm màng não do virus được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: BVCC.

Chưa ghi nhận ca bệnh nặng

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, từ đầu tháng 4 tới nay, số lượng bệnh nhân nhập viện vì mắc viêm màng não do virus tăng. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 20 – 30 bệnh nhân nhập viện điều trị.

Bác sĩ Võ Mạnh Hùng – Trưởng khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, chia sẻ: “Những năm trước đây, bệnh viêm màng não do virus cũng xuất hiện. Song, năm nay, số lượng bệnh nhân mắc tăng cao hơn nhiều lần. Các ca bệnh bắt đầu xuất hiện rải rác từ đầu tháng 3 và bùng phát từ đầu tháng 4 đến nay”.

Hiện tại, Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An có 151 bệnh nhân điều trị. Trong đó, có 132 bệnh nhi mắc viêm màng não do virus. Tại Nghệ An, bệnh xuất hiện hầu hết ở các huyện, thành phố, thị xã. Số bệnh nhân tại thành phố Vinh chiếm 18,07%; Thanh Chương 15,67%; Nghi Lộc 10,84%; Diễn Châu 8,49%…

Bệnh viêm màng não do virus xuất hiện cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Hiện tại, Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đang điều trị hơn 40 bệnh nhân viêm màng não.

Trong khi đó, Hà Tĩnh cũng là khu vực ghi nhận số ca mắc viêm màng não do virus tăng. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, từ quý I đến nay, tỉnh này ghi nhận 133 ca bệnh viêm não, viêm màng não. Con số này tăng 2,5 lần so với cùng kỳ những năm trước đây. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của các ca bệnh đều nhẹ, đáp ứng thuốc tốt và khỏi bệnh sau thời gian điều trị.

Tỷ lệ khỏi bệnh cao

Chia sẻ về căn bệnh này, bác sĩ Lê Thu – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh lý não khá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh rất cao. Theo chuyên gia này, trong đợt bệnh hiện tại, bệnh viện chưa ghi nhận ca mắc viêm màng não do virus nặng. Hầu hết bệnh nhân hồi phục sau 7 – 10 ngày điều trị.

Không ít phụ huynh bày tỏ lo ngại về việc liệu, chọc dịch não tuỷ có cần thiết để chẩn đoán bệnh viêm màng não do virus? Một số cha mẹ quan ngại, trẻ có thể đau và tổn thương do phương pháp chẩn đoán này.

Theo bác sĩ Thu, phương pháp này là cần thiết để xác định chính xác trẻ có bệnh viêm màng não hay không, thông qua sự thay đổi của dịch não tuỷ. Đồng thời, chọc dịch não tuỷ cũng là cơ sở để các bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị cho trẻ. Do đó, phương pháp này được coi là “tiêu chuẩn vàng”.

Song, chuyên gia này lưu ý, không ít người nhầm giữa chọc dịch não tuỷ và chọc tuỷ. Bởi, dịch não tuỷ giúp giải quyết vấn đề có n.hiễm t.rùng thần kinh trung ương hay không.

Trong trường hợp phụ huynh không muốn con được chọc dịch não tuỷ, các bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ theo phác đồ của Bộ Y tế. Khi đó, việc trẻ đáp ứng điều trị là một cách gián tiếp để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm là phương pháp này sẽ không chẩn đoán xác đáng.

Đường lây bệnh

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), nhấn mạnh: “Viêm màng não siêu vi là một bệnh lành tính, tự khỏi sau 5 – 7 – 10 ngày”.

Cũng theo chuyên gia này, người mắc sẽ có triệu chứng sốt, đau đầu, ói. Phần lớn nguyên nhân là do virus đường ruột gây nên. Do đó, điều cần thiết là mọi người nên thường xuyên rửa tay, ăn sạch, uống sạch.

Bác sĩ Khanh cho biết, năm 2002, TPHCM từng chứng kiến sự bùng phát của dịch viêm màng não do virus. Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người cần giữ bình tĩnh trước căn bệnh.

Chia sẻ về nguyên nhân gây bệnh, PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý Trị liệu và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Quân y 103, giải thích: “Nhiễm các loại virus khác nhau có thể dẫn đến viêm màng não do virus. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ở Mỹ do virus Entero gây nên. Những virus khác có thể gây viêm màng não bao gồm quai bị, Herpes, sởi và cúm”.

Ngoài ra, virus Arbo, muỗi và các côn trùng khác lây lan cũng có thể gây viêm màng não virus.

Các virus khác nhau gây viêm màng não sẽ lây qua các đường khác nhau. Enterovirus thường xuyên lây nhiễm trực tiếp với phân của người bệnh. Đây là đường lây chủ yếu đối với những trẻ nhỏ chưa tập thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh. Người lớn cũng có thể lây khi thay tã cho trẻ bị nhiễm.

“Enterovirus và các loại virus khác cũng có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch hô hấp của người bị nhiễm.

Virus cũng có thể đọng lại trên mặt phẳng vài ngày và có thể lây lan từ các vật dụng. Virus cũng có thể lây lan trực tiếp khi người nhiễm ho hoặc hắt hơi và b.ắn những giọt chứa virus vào trong không khí”, PGS Kiệm lý giải.

Cũng theo chuyên gia này, người nhiễm thường lây từ lúc có triệu chứng đến khi hết. Thậm chí, trẻ nhỏ và người suy yếu miễn dịch có thể lây nhiễm sau khi triệu chứng được giải quyết.

Chuyên gia khuyến cáo người dân Nghệ An không hoang mang vì bệnh viêm màng não

Sáng nay 20/4, tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An có 130 bệnh nhân đang nằm điều trị, trong đó có 110 bệnh nhân mắc hội chứng viêm màng não do virus.

Từ đầu tháng 4/2021 đến nay, mỗi ngày có khoảng 130-150 trẻ đến khám, 20 -30 trẻ nhập viện bởi hội chứng viêm màng não do virus tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Cho đến nay, các ca bệnh đều được Bệnh viện kiểm soát tốt, không để lây nhiễm chéo, điều trị khỏi, xuất viện sau 10-14 ngày điều trị. Đối với người dân, đặc biệt trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao t.uổi đối mặt với bệnh lây nhiễm cần có các biện pháp phòng bệnh chủ động và không quá hoang mang.

chuyen gia khuyen cao nguoi dan nghe an khong hoang mang vi benh viem mang nao 67f 5718119

Bệnh nhân bị viêm màng não thường được điều trị khỏi hoàn toàn sau 7 – 10 ngày. Ảnh: Hoàng Yến

Cũng trong sáng nay 20/4, trước thông tin lây nhiễm bệnh viêm màng não, đoàn chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (CDC) đã tới Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An hỗ trợ chuyên môn, lấy mẫu bệnh phẩm gửi ra tuyến Trung ương, giám sát tình hình lây nhiễm bệnh.

Tại buổi làm việc cùng chuyên gia, ThS.BS. Võ Mạnh Hùng – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: Những năm trước, hội chứng viêm màng não cũng đã xuất hiện, song năm nay số lượng bệnh nhân mắc tăng cao hơn. Viêm màng não là tình trạng viêm màng bao phủ não và tủy sống. Nhiễm virus là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm màng não. Những nguyên nhân ít gặp hơn là do vi khuẩn, nấm, ký sinh, thuốc.

chuyen gia khuyen cao nguoi dan nghe an khong hoang mang vi benh viem mang nao 3a1 5718119

Đoàn công tác từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An và Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An định hướng điều trị theo phác đồ viêm màng não do virus.

Các bệnh nhi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thời gian qua đều với triệu chứng chung là sốt, nôn, đau đầu, tiêu chảy, đặc biệt xuất hiện tình trạng trong một gia đình có 2-3 trẻ cùng bị và phải nhập viện. Với những yếu tố dịch tễ, triệu chứng, cùng kết quả xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ (chọc dịch não tủy, xét nghiệm phân, m.áu), đoàn công tác từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An và Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An định hướng điều trị theo phác đồ viêm màng não do virus.

Viêm màng não do virus hiếm khi gây t.ử v.ong ở những người có hệ miễn dịch bình thường. Thông thường, triệu chứng kéo dài 7 đến 10 ngày và bệnh nhân tự giới hạn và khỏi hoàn toàn. Để xác định chính xác tên chủng virus gây bệnh; Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm (4 mẫu dịch não tủy, 2 mẫu phân, 2 mẫu m.áu) để gửi ra Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương làm xét nghiệm.

Bệnh viêm màng não do virus cần được phát hiện, điều trị sớm; và có thể chủ động dự phòng bằng các biện pháp: nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng. Mọi người cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng; vệ sinh chuồng trại, phun hóa chất diệt con vật trung gian gây bệnh; thường xuyên vệ sinh cá nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Tại các trường học, nhà trường và giáo viên tránh cho các cháu sử dụng chung cốc nước, khăn mặt. Khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn, sốt cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để khám sàng lọc, điều trị kịp thời.

chuyen gia khuyen cao nguoi dan nghe an khong hoang mang vi benh viem mang nao 2e7 5718119

Trong thời gian qua, Bệnh viện chưa ghi nhận ca bệnh nào lây chéo giữa các bệnh nhi và người chăm trẻ. Ảnh: Hoàng Yến

TS. BS. Trần Văn Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: Thời gian qua, khi nhập viện điều trị, các ca bệnh đều được các y, bác sỹ tập trung nguồn lực để điều trị và trẻ được xuất viện khỏe mạnh, không để lại di chứng sau 10-14 ngày.

Đồng thời, Bệnh viện luôn duy trì các hoạt động thường quy để đảm bảo tiêu chí Bệnh viện an toàn trong phòng chống dịch do Bộ Y tế quy định ở tất cả các vị trí, khu vực, khoa điều trị. Vì vậy, trong thời gian qua, Bệnh viện chưa ghi nhận ca bệnh nào lây chéo giữa các bệnh nhi và người chăm trẻ. Khu vực khoa Bệnh nhiệt đới được bố trí riêng biệt, cách ly so với các khu vực điều trị khác; yêu cầu bệnh nhân đeo khẩu trang hạn chế nguồn lây qua tiếp xúc; hạn chế người nhà tiếp xúc, đi lại trong khuôn viên Bệnh viện; tuyệt đối không thăm người bệnh; đảm bảo ăn uống, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trong thời gian điều trị.

“Đối với các bệnh lây nhiễm khác ở t.rẻ e.m như tay chân miệng, thủy đậu,… khoa Bệnh nhiệt đới cũng đảm bảo bố trí khu vực điều trị riêng biệt tùy nhóm bệnh. Công tác vệ sinh, khử trùng trong Bệnh viện được tăng cường” Bác sỹ Trần Văn Cương nói.

Kết luận tại buổi làm việc, các chuyên gia khẳng định: Người dân không nên quá lo lắng, hoang mang; bởi ngay lúc này, mọi biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh viêm màng não đã được lãnh đạo ngành y tế và Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả.

Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương và mỗi một người dân, việc phòng bệnh với tinh thần cẩn trọng, tự giác và không hoang mang sẽ góp phần quan trọng để kiểm soát bệnh lây nhiễm thành công./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *