Tìm ra 126 hóa chất gây hại trong vật liệu sản xuất đồ chơi dành cho trẻ

Từ lâu, người ta đã biết rằng một số hóa chất được sử dụng trong đồ chơi bằng nhựa có thể gây hại cho sức khỏe con người, nhất là t.rẻ e.m.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ rất khó tìm ra cách để tránh những đồ chơi bằng nhựa chứa hóa chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của con mình.

Liều lượng phơi nhiễm ước tính vượt quá mức tham chiếu theo quy định

Hiện nay chưa có thỏa thuận quốc tế về những chất nào nên bị cấm sử dụng trong vật liệu đồ chơi. Phần lớn, các quy định và danh sách về hóa chất cần lưu ý trong đồ chơi tập trung vào một số nhóm chất nhất định có đặc tính gây hại đã biết, chẳng hạn như phthalates.

Các nhà nghiên cứu Đại học Michigan (Hoa Kỳ) cùng Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã phân tích dữ liệu về hàm lượng và chức năng hóa học được tìm thấy trong đồ chơi bằng nhựa, đồng thời định lượng mức độ phơi nhiễm của t.rẻ e.m và các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Họ xếp hạng các hóa chất theo mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe và so sánh các kết quả này với danh sách các chất ưu tiên hiện có trên khắp thế giới.

Kết quả cho thấy, trong số 419 hóa chất được tìm thấy trong vật liệu nhựa cứng, mềm và xốp được sử dụng trong đồ chơi t.rẻ e.m, có tới 126 hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe của t.rẻ e.m thông qua các tác động gây ung thư hoặc các tác hại khác. Các hóa chất này có trong 31 chất làm dẻo, 18 chất chống cháy và 8 chất tạo mùi thơm…

Những hóa chất này có liều lượng phơi nhiễm ước tính vượt quá liều lượng tham chiếu theo quy định, nguy cơ ung thư vượt quá ngưỡng rủi ro quy định. Các chuyên gia nhấn mạnh, những chất này nên được ưu tiên loại bỏ trong vật liệu đồ chơi và thay thế bằng các chất thay thế an toàn và bền vững hơn.

tim ra 126 hoa chat gay hai trong vat lieu san xuat do choi danh cho tre 189 5716413

Đồ chơi bằng nhựa mềm có thể chứa hóa chất không an toàn cho trẻ.

Trẻ bị nhiễm hóa chất qua đồ chơi bằng cách nào?

Để tìm hiểu chính xác các tác hại của chất hóa học có trong đồ chơi với trẻ, các nhà khoa học đã tổng hợp từ 25 nghiên cứu khác nhau, tìm hiểu đặc điểm vật liệu và cách sử dụng đồ chơi: Thời gian một đ.ứa t.rẻ thường chơi với một món đồ chơi, có cho vào miệng hay không và số lượng đồ chơi được tìm thấy trong một hộ gia đình.

Kết quả cho thấy, trung bình t.rẻ e.m ở các nước phương Tây có khoảng 18kg đồ chơi bằng nhựa. Trong đó có các hóa chất mà có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của t.rẻ e.m: Phthalate, chất chống cháy brom hóa, ngoài ra còn có hai chất hóa dẻo butyrate TXIB và citrate ATBC, được sử dụng thay thế cho phthalate.

Mặc dù, những hóa chất thay thế phthalate không có nguy cơ cao gây ung thư cho t.rẻ e.m, tuy nhiên cần được đ.ánh giá thêm để tránh sự thay thế một hóa chất độc hại này bằng một chất có hại tương tự.

Các nhà khoa học cho biết, đồ chơi bằng nhựa mềm có chứa một số hóa chất độc hại cao và phơi nhiễm qua đường hô hấp là chủ yếu. T.rẻ e.m có khả năng hít phải hóa chất khuếch tán từ tất cả đồ chơi trong phòng, chứ không chỉ chạm vào một đồ chơi tại thời điểm đó.

Theo các chuyên gia, các nhà sản xuất đồ chơi thường không cung cấp bất kỳ thông tin nào về hàm lượng hóa chất trong đồ chơi và thiếu cơ sở dữ liệu về thành phần đồ chơi.
Hiện có nhiều danh sách về các sản phẩm và vật liệu có chứa các hóa chất độc hại. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn thiếu thông tin làm thế nào để sử dụng các hóa chất trong các ứng dụng an toàn và bền vững.
Nghiên cứu đã đưa ra một số liệu mới để đ.ánh giá hàm lượng hóa chất trong vật liệu đồ chơi dựa trên mức độ phơi nhiễm và rủi ro. Các nhà khoa học cho hay, với những thông tin như vậy sẽ giúp các nhà sản xuất đưa ra quyết định lựa chọn các hóa chất để phát triển đồ chơi an toàn hơn cho trẻ.
Các chuyên gia khuyên, nên giảm tiêu thụ vật liệu nhựa nói chung, tránh sử dụng đồ chơi bằng nhựa mềm và giữ sạch sẽ, thoáng mát cho phòng của trẻ.

Sai lầm khi ngâm rau củ trong nước muối

Rửa rau cần trải qua các bước nhất định để vừa đảm bảo sạch bụi bẩn, hóa chất song không làm mất đi vitamin tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), cho biết trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau, củ, quả có vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng cung cấp nhiều vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.

Các thao tác để sơ chế, chế biến rất quan trọng. Nhưng một số thói quen của người dân đã làm hao mòn các vitamin, chất xơ có trong rau củ. Đồng thời, sức khỏe người ăn cũng bị ảnh hưởng.

Theo bác sĩ Đào, chúng ta nên có các quy trình nhất định. Đầu tiên, chúng ta cần loại bỏ những phần hỏng, héo, úa… Với dụng cụ, chúng ta cần đảm bảo chúng được sạch sẽ, bao gồm nguồn nước, rổ đựng, chậu, thậm chí cả bàn tay. Vì khi tay bẩn đụng vào rau đã rửa, chúng sẽ nhiễm khuẩn.

Để rau sạch, người dân có thể xả dưới vòi nước sạch hoặc ngâm trong nước muối pha loãng. Một số người thường dùng các sản phẩm được khuyến cáo trên thị trường để giảm thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại trong rau củ quả.

sai lam khi ngam rau cu trong nuoc muoi 018 5715820

Cách rửa rau củ cũng rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất. Ảnh: S aladswithanastasia.

Chuyên gia này khuyên người dân nên rửa rau củ bằng nước thường, sau đó ngâm lại với nước muối pha loãng. Cuối cùng, chúng ta rửa lại bằng nước sạch và để khô.

Muối có tính sát trùng, giúp rửa sạch phần bẩn của rau củ. Tuy nhiên, ngâm nước sẽ có sự thẩm thấu vào rau củ. Việc ngâm quá lâu sẽ làm tăng độ úa của các loại lá.

“Trong một chậu nước khoảng 10 lít, bạn chỉ nên cho khoảng 5 gam muối để ngâm trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó, bạn xả lại bằng nước sạch nhằm giảm tối đa lượng muối trong rau củ quả. Điều này giúp đảm bảo rau củ quả không bị thẩm thấu nồng độ muối quá cao”, bác sĩ Đào cho hay.

Đồng thời, chúng ta chỉ nên ngâm muối với những sản phẩm dùng ngay và không nên để quá lâu.

Theo bác sĩ Đào, nhiều người ngâm rau củ trong nước muối rất cảm tính, làm theo thói quen… Điển hình là việc bốc cả nắm muối cho vào chậu nhỏ ít nước rồi ngâm rau. Họ thường nghĩ rằng càng đậm đặc càng tốt, sau đó, vớt rau ra ăn hoặc chế biến luôn.

Đây là một sai lầm rất nhiều người đang gặp phải, vô tình khiến lượng muối đưa vào cơ thể nhiều hơn – nguyên nhân dẫn các nhiều bệnh lý không lây nhiễm như huyết áp, tim mạch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *