Viêm tủy xương và những biến chứng “để đời”

strong> Viêm xương tủy cấp là bệnh lý hệ xương từ đường m.áu do nhiều căn nguyên gây ra. Bệnh thường xảy ra ở t.rẻ e.m với diễn tiến gây hạn chế vận động hoặc điều trị muộn trẻ có thể bị ngắn xương và biến dạng.

Cơ chế gây tổn thương tủy xương ở t.rẻ e.m bắt đầu trong thân xương. Tác nhân n.hiễm t.rùng theo đường m.áu đi vào mạch m.áu ở xương, làm thuyên tắc động mạch nuôi gây ra thiếu m.áu và ngăn cản cơ chế phòng vệ đến được nơi này. Kém tưới m.áu màng ngoài xương gây hoại tử, tiêu xương.

Quá trình viêm xảy ra ở mô liên kết giữa các mô kế cận. Sau nhiều ngày sẽ có tình trạng tràn dịch vô khuẩn do phản ứng xảy ra ở gần khớp. Không điều trị mô hạt sẽ mọc quanh xương c.hết, tách rời vỏ xương và hình thành mảnh xương c.hết.

Xương mới mọc sẽ xuất hiện xung quanh xương c.hết tạo thành bao xương chứa các ống xoang giữa xương nên dễ bị gãy. Tổn thương hoại tử có thể lan rộng quanh thân xương, đến vùng xương tăng trưởng và vào cả khớp.

Vị trí tổn thương

Bất kì xương nào cũng có thể tổn thương, vị trí hay gặp là các đầu xương dài, nơi xương mềm, có tủy đỏ. Ở trẻ lớn, viêm xương đường m.áu ít khi đi quá sụn phát triển rồi vào khớp, nhưng do cấu trúc đầu trên xương đùi (nằm trong khớp háng) nên viêm mủ hay phá vào khớp, gây ra trật khớp, viêm tiêu chỏm xương đùi. Xương càng phát triển càng dễ bị viêm. Liên quan tới t.iền sử chấn thương khoảng 50%. Vi khuẩn chủ yếu là tụ cầu vàng gây bệnh.

Viêm xương tủy cấp thường thứ phát sau ổ viêm nhiễm của đường hô hấp trên như viêm tai – mũi – họng, phế quản phế viêm… Viêm xương tủy cấp ở t.rẻ e.m mang tính chất n.hiễm t.rùng toàn thân. Tại chi viêm, giới hạn viêm không rõ ràng, vừa có tính phá hủy vừa có tính tái tạo xương mới.

viem tuy xuong va nhung bien chung de doi 10d 5718109

Bất kì xương nào cũng có thể bị viêm tủy xương.

Dấu hiệu nhận biết

Viêm xương tủy cấp chủ yếu gặp ở t.uổi học đường, t.uổi từ 6-16 chiếm 80% số ca mắc bệnh. Giai đoạn đầu dấu hiệu mơ hồ, không rõ ràng, dễ bỏ qua. Thông thường trẻ bỗng nhiên sốt cao, n.hiễm t.rùng nhẹ. Trẻ kêu đau quanh chi, hạn chế hoạt động (trái với thường lệ). Khám thấy sưng nề nhẹ quanh đầu xương (hay gặp nhất viêm xương quanh gối), ấn vào khớp không đau. Ở giai đoạn muộn khi viêm đã phá ra tổ chức phần mềm, toàn thân bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn rõ. Tại chỗ có ổ áp- xe cơ ở chi: sưng – nóng – đỏ – đau và ở giữa bùng nhùng mủ. Nhiều khi có lỗ dò mủ ra ngoài. Lỗ rò mủ do viêm xương có đặc điểm điển hình: da quanh lỗ dò thâm, da sát xương, mủ chảy qua lỗ dò mùi hôi, tanh…

Giai đoạn cấp tính

Viêm lan tỏa trong tủy xương, sau đó theo tổ chức liên kết của mạch m.áu, rồi theo ống Havers. Ổ mủ hình thành ở hành xương, quanh ổ mủ xương bị tiêu, phá hủy dưới màng xương và lan ra phần mềm (thành ổ áp-xe), cuối cùng vỡ ra ngoài da thành viêm dò mạn tính. Viêm xương tủy thứ phát sau một ổ nhiễm khuẩn kế cận: như tổn thương phần mềm, loét trợt do tỳ đè, viêm mô tế bào, loét da dinh dưỡng…

Thông thường chẩn đoán dạng này thường chậm, khi nhiễm khuẩn đã trở thành mạn tính. Các triệu chứng đau, sốt, sưng nóng đỏ biểu hiện cấp tính có thể do ổ viêm ban đầu. Đau, tiết dịch tại chỗ dai dẳng. Khi phát triển thành viêm mạn tính thường triệu chứng toàn thân và tại chỗ không rầm rộ.

Giai đoạn mạn tính: bệnh viêm cốt tủy cấp có thể tiến triển âm ỉ thành mạn tính với diễn tiến bệnh kéo dài, có những giai đoạn im lặng nhưng tái diễn nhiều lần (dươi 5%). Các biến chứng muộn có thể gặp là gãy xương bệnh lý. Có 2 quá trình xảy ra đồng thời với nhau: quá trình hủy hoại: tạo các hốc mủ, tổ chức hạt, tổ chức xơ, vi khuẩn và miếng xương c.hết. Quá trình tái tạo: màng xương phản ứng mạnh mẽ sinh ra xương mới.

viem tuy xuong va nhung bien chung de doi 3b5 5718109

Sưng – nóng – đỏ – đau là những dấu hiệu nhận biết viêm tủy xương.

Chẩn đoán bệnh

Nếu nghi ngờ các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán với các bệnh lý bại liệt thể sớm, có vùng dịch tễ, không sưng nóng ở chi, khám chuyên khoa nhi – lây để loại trừ. Bệnh thấp khớp ở v.ị t.hành n.iên: tìm kháng nguyên, kháng thể liên cầu… Bệnh viêm nhiễm phần mềm…

Các xét nghiệm bao gồm: Xquang trong 7-10 ngày đầu, triệu chứng Xquang chưa rõ ràng. Sau 12 ngày, dấu hiệu viêm xương bắt đầu rõ. Ngoài ra các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp xương có thể giúp thấy các thay đổi của phần mềm do phản ứng viêm. Các xét nghiệm m.áu tốc độ m.áu lắng cao, bạch cầu tăng…

viem tuy xuong va nhung bien chung de doi 90c 5718109

Chưa trị viêm tủy xương thế nào?

Chẩn đoán bệnh sớm, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử (nếu có). Ngay trước khi cho thuốc cần cấy m.áu, cấy dịch khớp, làm nhanh xét nghiệm dịch khớp hoặc bệnh phẩm mủ tại chỗ bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn.

Căn cứ kết quả soi tươi nhuộm gram kết hợp với các yếu tố nguy cơ dự đoán chủng vi khuẩn để lựa chọn ngay kháng sinh thích hợp – trước khi có kết quả cấy m.áu hoặc dịch mủ. Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, liều cao, khởi đầu dùng đường tĩnh mạch. Trong đa số trường hợp nên dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng liều cao). Khi có kết quả kháng sinh đồ, điều trị dựa vào kết quả đáp ứng và kháng sinh đồ.

Ăn vú sữa có tốt không? Tác dụng của vú sữa đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

Vú sữa không chỉ là loại quả thơm ngon mà nó còn gắn với câu chuyện cổ tích đầy tính nhân văn. Nhưng ăn vú sữa có tốt không? Có nên ăn nhiều vú sữa không? Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.

an vu sua co tot khong tac dung cua vu sua doi voi suc khoe co the ban chua biet dd5 5677562

Vú sữa là loại trái cây quen thuộc với nhiều gia đình. Nó có vị ngọt, thơm như vị sữa. Rất nhiều người thắc mắc ăn vú sữa có tốt không, vú sữa có tác dụng gì với sức khỏe con người. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết vú sữa chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

1. Vú sữa là quả gì?

Vú sữa là một loại trái cây có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm. Nó có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Vú sữa là loại cây trồng lớn nhanh với phần thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15m.

Quả vú sữa có kích thước khoảng một nắm tay, khi chưa chín có da màu xanh, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt khi chín. Tại Việt Nam, vú sữa có 2 loại chính là vú sữa da xanh và vú sữa da tím than. Phân loại vú sữa dựa vào sự khác nhau về màu sắc nhưng mùi vị của nó gần tương tự nhau.

2. Ăn vú sữa có tốt không? Lợi ích của quả vú sữa tới sức khỏe

Vú sữa có vị ngọt nhẹ và chứa nhiều vi chất có lợi cho cơ thể. Câu trả lời cho câu hỏi “ăn vú sữa có tốt không” là có, vú sữa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng của loại quả này bạn nên biết.

2.1. Vú sữa là nguồn cung cấp các loại vitamin, vi chất và chất chống oxy hóa

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong phần thịt của quả vú sữa có chứa rất nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể như phốt pho, carbonhydrate, magiê protein, sắt… Những chất này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh thiếu m.áu, còi xương. Đặc biệt, chúng rất cần thiết cho những đối tượng là t.rẻ e.m và phụ nữ mang thai. Vì thế, những đối tượng này nên thường xuyên ăn vú sữa để hấp thụ những vi chất mà nó cung cấp.

an vu sua co tot khong tac dung cua vu sua doi voi suc khoe co the ban chua biet ae5 5677562

Vú sữa giúp xương chắc khỏe, phòng chống còi xương, loãng xương – Ảnh Internet.

Không những cung cấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, vú sữa còn cung cấp một lượng vitamin phong phú và dồi dào như vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B2,… . Những loại vitamin này giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức sức đề kháng, giúp mắt sáng và đẹp da.

Không chỉ vậy, vú sữa là nguồn chứa còn dồi dào các chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa những căn bệnh n.hiễm t.rùng, kể cả căn bệnh ung thư đáng sợ.

2.2. Vú sữa tốt cho xương

Tác dụng tiếp theo của vú sữa đối với sức khỏe là vú sữa rất tốt cho xương. Theo các nghiên cứu, trung bình 100 gram thịt vú sữa có đến 18mg canxi. Như vậy, mỗi quả vú sữa đáp ứng đến 10% nhu cầu canxi khuyến nghị của mỗi người trong một ngày. Do chứa lượng canxi dồi dào, vú sữa đặc biệt có tác dụng tốt cho xương, giúp xương luôn chắc khỏe.

Vì thế, những trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai nên ăn vú sữa thường xuyên để giúp xương phát triển tốt, phòng chống bệnh còi xương và loãng xương.

2.3. Tác dụng của vú sữa trong giảm cân

Một tác dụng khác của vú sữa không thể bỏ qua chính là giảm cân. Vú sữa chứa rất nhiều chất xơ và nước. Điều này sẽ làm bạn có cảm giác no và sẽ không có nhu cầu tiêu thụ thêm thức ăn. Chính vì vậy, đây là loại trái cây tuyệt vời cho những ai không muốn tăng cân và có ý định giảm cân để tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Ngoài ra, lượng chất xơ có trong vú sữa có thể làm giảm lượng glucose trong m.áu, giúp nhuận tràng, điều trị tình trạng táo bón.

an vu sua co tot khong tac dung cua vu sua doi voi suc khoe co the ban chua biet ffd 5677562

Vú sữa chứa rất nhiều chất xơ và nước nên đem lại hiệu quả giúp giảm cân – Ảnh Internet

2.4. Lợi ích sức khỏe của vú sữa cho hệ tiêu hóa

Vú sữa là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa vì trong chúng có chứa hàm lượng gluxid rất cao. Trong khi đó, gluxid là một loại phân tử sinh học trong cơ thể sinh vật, có chức năng chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các hoạt động của tế bào thần kinh sẽ bị trì trệ nếu cơ thể thiếu gluxid.

Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên ăn vú sữa, kết hợp với các loại hoa quả khác và có chế độ ăn uống đầy đủ để cơ thể nhận được nhiều chất gluxid.

2. Một số lưu ý khi ăn quả vú sữa

2.1. Ăn nhiều quả vú sữa có tốt không?

Như vậy, vú sữa là loại trái cây đầy dinh dưỡng, chứa nhiều các dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho sức khoẻ và sắc đẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý ăn vú sữa đúng cách để loại quả này phát huy hết những công dụng của chúng đối với sức khoẻ.

Vậy ăn nhiều vú sữa có tốt không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều vú sữa trong bữa ăn vì chúng ta cần nhiều dưỡng chất khác từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Ngoài ra, cần lưu ý không nên ăn vú sữa nhiều hoặc liên tục trong thời gian dài vì đây là loại quả có tính nóng, chứa nhiều ofacrid dễ gây táo bón hay nóng trong người.

2.2. Cách ăn vú sữa chuẩn

Cách ăn quả vú sữa chuẩn và đúng cách đơn giản nhất chính là ăn trực tiếp. Theo đó, đối với vú sữa đã chín, bạn chỉ cần bóp nhẹ để trái mềm hơn, phần sữa được tách ra với phần thịt. Sau đó, cắt ngang hay cắt dọc vú sữa ra và dùng thìa thưởng thức. Cách ăn này khá nhanh gọn và giữ trọn hương vị của loại quả này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến vú sữa thành các món ăn khác nhau như vú sữa dầm, sinh tố vú sữa…Để làm vú sữa dầm, bạn cắt đôi vú sữa và tách phần thịt qua một bên. Sau đó thêm sữa theo lượng tùy thích và thưởng thức. Trong mùa hè, vú sữa dầm sẽ thơm ngon hơn nếu cho một ít đá lạnh.

Chế biến sinh tố vú sữa cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần tách phần thịt trái vú sữa qua một bên, cho thêm các nguyên liệu cần thiết như đá, sữa… vào máy xay và xay nhuyễn là được.

an vu sua co tot khong tac dung cua vu sua doi voi suc khoe co the ban chua biet 7fe 5677562

Vú sữa dầm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho sức khỏe – Ảnh Internet.

2.3 Lưu ý khi ăn vú sữa

Bên cạnh những cách ăn quả vú sữa chuẩn như trên, để vú sữa ngon hơn và an toàn với sức khỏe, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

– Không ăn những quả vú sữa còn xanh.

– Không ăn quá sát vỏ vú sữa vì nó có rất nhiều nhựa chát.

– Không ăn những quả đã quá chín, úng, thối, rất dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Như vậy, bên cạnh vị thơm ngon, vú sữa rất bổ dưỡng, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trên đây là những kiến thức cơ bản về tác dụng của vú sữa, ăn vú sữa có tốt không cũng như cách ăn vú sữa chuẩn bạn cần biết. Nắm chắc những điều này sẽ giúp bạn biết cách ăn loại quả này phù hợp nhất để phát huy hết tác dụng của nó với sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *