Bọ mò là ấu trùng bọ ve mò. Những năm gần đây bệnh sốt mò thường xuyên xuất hiện. Nếu không chữa mò gà đốt đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Thực tế cho biết, quá trình điều trị bọ mò đốt không đúng cách, điều trị chậm trễ có thể gây nhiễm độc gan, tổn thương đa tạng, thậm chí nguy hiểm có thể khiến người bị bọ mò đốt t.ử v.ong.
Vậy cách chữa mò gà đốt thế nào? Những thông tin về mò gà đốt dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất.
1. Mò gà đốt
Sốt mò bắt nguồn từ loại vi khuẩn có tên Orientalis tsutsugamushi, thuộc họ Rickettsia. trung gian truyền bệnh là ấu trùng bọ ve mò. Ấu trùng mò mang vi khuẩn đốt cắn con người, truyền bệnh qua nước bọt là phương thức lây nhiễm duy nhất.
Bệnh không lây lan từ người sang người. Những người ở nơi ẩm ướt, gần sông suối, rừng rậm, làm công việc phát quang, đi du lịch bụi, đi trong rừng… rất dễ bị ấu trùng bọ ve mò.
Khi bị bọ mò đốt nếu không được sơ cứu và xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí t.ử v.ong nếu như điều trị không kịp thời.
2. Tập tính của mò
Được biết, mò thường không phát tán rải rác và chúng thường tập trung hoạt động trong phạm vi có đường kính khoảng 3m và đây được gọi là ổ mò.
Tuy nhiên, do nước lũ lụt hoặc do vật chủ bị chích đốt m.áu nên mò có thể hoạt động di chuyển và nguyên nhân này khiến cho mò phát tán đi xa hơn đến nơi mới. Tại nơi có điều kiện thích hợp, có thể hình thành nhiều ổ mò hoạt động.
Với loại mò đỏ Leptotrombidium deliense, chúng phát triển quanh năm nhưng cao nhất ở mùa hè và từ tháng 5 cho tới tháng 8. Đặc biệt, mò đỏ xuất hiện ở những nơi có khí hậu hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Ngoài ra, mò là loài vật thường phát triển mạnh vào mùa mưa.
Thực tế, tùy thuộc vào hoạt động theo từng khu vực:
– Ở vùng núi thường phát hiện ở các thung lũng, ven suối và gần nguồn nước. Những khu vực như quanh các bản làng, nơi có vị trí thấp, râm mát và có độ ẩm cao, cây cỏ rậm rạp, có nhiều chuột hoạt động.
– Vùng đồng bằng, thành phố thì mò gà đốt thường phát hiện ở các sân bãi, vườn hoang có nhiều ao hồ và cây cỏ mọc um tùm, nơi có nhiều chuột qua lại.
– Đối với vùng biển, mò thường phát triển ở bãi lầy, nơi có bụi cỏ cây rậm ở ven đê hay bị ngập nước và khu vực có nhiều chuột.
Mò gà đốt xuất hiện ở mọi nơi và phát triển mạnh vào mùa mưa – Ảnh Internet
3. Quá trình sinh trưởng của mò gà diễn ra như thế nào?
Mò trưởng thành sống trong đất. Đối với mò đực, sau 1 đến 6 ngày xuất hiện túi tinh ra môi trường bên ngoài và có mùi hấp dẫn mò cái đến. Lúc này, mò cái sử dụng chân để đẩy túi tinh vào lỗ s.inh d.ục.
Thời gian sau đó 1 tuần, mò cái đẻ trứng và mò cái có thể đẻ trứng trong nhiều tháng liên tục. Với điều kiện bình thường ở nhiệt độ từ 23 đến 25 độ C. Bản chất, mò cái có thể đẻ đến 500 trứng và trung bình mỗi ngày mò cái có thể đẻ từ 1 đến 3 trứng. Từ 1 đến 3 tuần sau, trứng sẽ nở ra ấu trùng.
Bản chất, mò có tập tính chọn lọc vật chủ ký sinh, nó là động vật ưa thích ký sinh ở các loại động vật gặm nhấm và động vật ăn côn trùng. Ngoài ra, mò còn có thể ký sinh ở gà, chim và dơi nơi các loài bò sát sinh sống.
Đối với ấu trùng mò Leptotrombidium deliense, loại mò này có vai trò truyền nhiễm bệnh ở Việt Nam thích ký sinh trên loại chuột nhà Rattus flavipectus và một số loài chuột khác sống gần con người.
Có thể bạn không biết, ấu trùng mò còn có tập tính ký sinh chọn lọc vị trí ký sinh.
– Mò ký sinh ở chuột thường chọn vị trí là lỗ tai, quanh mắt, quanh vú.
– Mò ký sinh ở người thường ký sinh ở nách, rốn và bẹn.
Có thể hiểu, mò ấu trùng thường lựa chọn những vị trí da mềm, ẩm của vật chủ đế ký sinh. Ngoài ra, mò gà đốt còn ưa vật thể màu đen, nơi có ánh sáng và khí carbonic CO2.
4. Phương pháp đốt chích m.áu của mò
Mò chích đốt m.áu bằng cách, ấu trùng mò cắm vòi vào da vật chủ và tiết ra một loại men theo nước bọt làm tan rữa mô của vật chủ tại vết đốt và tạo thành một ống dẫn. Trong ống dẫn đó có chứa dịch lỏng của mô tế bào, m.áu và nước bọt.
Sau đó, mò hút chất dịch này vào dạ dày rồi tiết ra nước bọt theo ống dẫn và làm phá hủy sâu hơn tổ chức tế bào, mô của vật chủ. Lúc này, nơi mà vết mò ký sinh thì lúc đầu sẽ xuất hiện một nốt sẩn tịt có đường kính khoảng từ 3 đến 6mm. Sau đó sẽ hình thành bọc nước ở giữa, chung quanh vị trí mò đốt bị viêm tấy đỏ, đau, ngứa và khó chịu.
Đến khi bọc nước vỡ ra, để lại một vết loét đặc hiệu có giá trị chẩn đoán bệnh. Thực tế cho biết, ấu trùng mò chỉ ký sinh ở vật chủ 1 lần và nó chích hút m.áu cho no trước khi rời khỏi vật chủ mình ký sinh.
5. Dấu hiệu nhận biết bọ mò đốt
– Phỏng nước ở da, nốt phỏng này thường hoại tử sau đó vài ngày, đóng vảy màu nâu và tạo thành các vết loét.
– Phát hiện những vết loét do mò đốt, nhất là ở vùng da mỏng mềm
– Nhức đầu, chóng mặt, phát ban, nổi hạch sưng đau
– Sốt (đa số thường bị sốt sau khi bị bọ mò cắn): Sốt cao từ 38- 40 độ, dễ bị chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết, sốt siêu vi hoặc sốt rét. Cần tường thuật với bác sĩ chẩn đoán về việc bạn có tiếp xúc với môi trường nào khác hay không, có từng đi qua rừng, sông suối… hay không.
Hình ảnh mô tả 1 vết loét do bọ mò đốt
6. Hướng dẫn cách chữa mò gà đốt
Bước 1: Sơ cứu khi bị bọ mò đốt
Bạn cần lập tức tắm nước nóng ngay khi phát hiện mình bị bọ mò đốt. Sử dụng xà phòng để chà lên người, loại bỏ con bọ mò khác vẫn còn đang bám hay ẩn náu trên da. Ngoài ra, việc tắm vòi hoa sen còn giúp giảm phản ứng của da với vết đốt.
Bước 2:
Sử dụng kem kháng histamine hoặc kem hydrocortisone để thoa ngoài da giảm hiện tượng ngứa trên da. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm túi đá viên hay túi chườm lạnh để giảm các vết đốt để giảm ngứa.
Bước 3:
Không gãi lên vết do bọ mò vừa mới cắn vì có thể gây hiện tượng rách da. Bạn có thể cắt móng tay để tránh việc gãi làm xước da và sử dụng thuốc mỡ để sát trùng, ngăn ngừa n.hiễm t.rùng.
Ngoài ra, nếu phát hiện vết đốt của bọ mò đốt từ sớm có thể sử dụng các loại thuốc thông dụng để điều trị như Doxycyclin, Tetracyclin, hoặc Cloramphenico cho t.rẻ e.m, Azithromycin cho phụ nữ có thai có thể khiến vết đốt giảm ngứa và nhanh lành.
– Sử dụng kem bôi: Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi chuyên dụng để làm giảm vết ngứa.
– Không nên g iảm trầy xước trên da bằng cách thoa sơn móng tay trong suốt hay keo sữa lên vết đốt: Nhiều người sử dụng nguyên liệu này vì cho rằng bọ mò có thể bị ngạt thở.
Thực tế, bọ mò không thực sự dưới da, bọ mò còn dễ dàng thoát ra ngoài. Việc sơn móng tay trong suốt hoặc keo sữa lên vết đốt bản chất chỉ có tác dụng giúp bạn tránh gãi vào vết đốt chứ không có tác dụng giảm ngứa như mong đợi.
– Nghiền aspirin thành bột: Sau khi nghiền aspirin rồi thoa lên vết bọ mò đốt giúp làm giảm ngứa.
– Hỗn hợp muối nở và nước: Sau khi tắm thoa hỗn hợp lên vết đốt.
Sử dụng muối nở và nước để thoa lên vết mò đốt sau khi tắm – Ảnh Internet
– Dung dịch amoniac gia dụng : Hòa bất kỳ loại dung dịch amoniac gia dụng phổ biến nào vào nước. sau đó dùng bông gòn chấm dung dịch lên vết đốt và lặp lại phương pháp này khi cần để điều trị bọ mò đốt.
– Sử dụng máy sấy tóc: Bật máy sấy tóc ở nhiệt độ cao cách vết đốt khoảng ngắn 5cm, sấy nhanh và khô trong vài giây sẽ tạo cảm giác đỡ ngứa trên vết đốt.
Khi có dấu hiệu viêm da nghiêm trọng do bọ mò, phản ứng mạnh với vết đốt của bọ mò hay dấu hiệu n.hiễm t.rùng quanh vết đốt, bạn lập tức đến bác sĩ để khám và nhận điều trị kịp thời.
*Lưu ý: Mọi thông tin liên quan đến điều trị trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cần được sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng.
7. Trẻ bị mò cần phải làm sao?
7.1. Chẩn đoán phân biệt
Trong quá trình nhận biết và chẩn đoán sốt mò ở t.rẻ e.m diễn ra thường khó khăn hơn. Bởi vì:
– Các triệu chứng ban đầu của tình trạng trẻ bị mò đốt không điển hình.
– Các triệu chứng của mò đốt ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt rét, sốt phát ban hay sốt xuất huyết và sốt thương hàn.
Đặc biệt, nhiều trẻ nhỏ nhập viện khi bị mò đốt ở giai đoạn muộn. Lúc này, các triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng tương tự như bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da, nhiễm virus cấp và n.hiễm t.rùng huyết, nhiễm não mô cầu.
Muốn chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải dựa vào vết đốt mò nếu có và thực hiện kèm theo các xét nghiệm:
– Tìm kháng thể đặc hiệu trong m.áu.
– Dựa theo công thức m.áu cho kết quả bạch cầu bình thường hoặc tăng, đa nhân trung tính ưu thế và tiểu cầu thường giảm.
– Khi trẻ có men gan cao hoặc rất cao.
– Thực hiện phân tích hóa sinh phản ứng ELISA dương tính.
7.2. Trẻ bị mò cần phải làm sao?
Muốn bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất, phụ huynh ngay khi phát hiện trẻ bị mò đốt cần can thiệp để điều trị sớm và đúng kháng sinh để đem lại kết quả tích cực.
Nếu được điều trị đúng cách, trẻ sẽ hết sốt sau 3 ngày và hồi phục nhanh chóng. Khi không được điều trị đúng cách, trẻ có thể sốt kéo dài từ 2 tuần trở lên sau đó hạ dần.
Các trường hợp thông thường thì sốt mò ở t.rẻ e.m có thể tự khỏi sau 6 tuần. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiêm trọng mà không được điều trị thì tỉ lệ t.ử v.ong ở trẻ khá cao. Đặc biệt, miễn dịch của sốt mò không bền vững nên trẻ vẫn có khả năng tái mắc bệnh sau khi đã nhận điều trị khỏi.
Thực hiện điều trị mò đốt cho trẻ, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đặc hiệu để chữa sốt ve mò. Trong khi đó, đối với t.rẻ e.m và phụ nữ có thai sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác. Đối với việc sử dụng kháng sinh, bạn cần nhận tham khảo và chỉ dẫn từ bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không tự ý ngừng kháng sinh quá sớm. Đặc biệt đối với những ngày đầu của sốt vì có thể khiến bệnh tái phát.
Trẻ bị mò đốt, phụ huynh tuyệt đối không chủ quan – Ảnh Internet
8. Đối phó với bọ mò
8.1. Phòng tránh bị bọ mò đốt
Thực tế, phòng tránh vẫn tốt hơn so với điều trị. Vậy nên, muốn phòng tránh để không bị mò đốt hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:
– Không nằm, ngồi hay phơi quần áo ở các bãi cỏ, bụi cây, nơi bọ mò dễ xuất hiện.
– Khi đi vào rừng, cây cối rậm rạp cần mặc các loại quần áo chẽn gấu, chân tay đi tất, đi giày bịt kín, gài ống quần, ống tay áo trong bít tất tránh mò xâm nhập vào cơ thể.
– Diệt ấu trùng mò trong nhà bằng các phương pháp phun, xịt chuyên dụng
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu đất xung quanh nhà, nơi ở.
– Khi xuất hiện hiện tượng người lớn hoặc t.rẻ e.m bị sốt cao, nổi phát ban, nổi hạch, có vết loét trên da cần tìm đến bác sĩ và trung tâm y tế lớn để xét nghiệm, nhận tư vấn và điều trị kịp thời.
– Không dùng các kháng sinh dự phòng ít hiệu quả, gây tốn kém.
– Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh.
– Không dùng kháng sinh dự phòng vì ít hiệu quả và tốn kém.
8.2. Làm gì khi bị bọ mò đốt?
Khi bị bọ mò đốt, bạn cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý điều trị tại nhà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, để không làm vết loét thêm trầm trọng, bạn nên chú ý một số điều sau:
– Không nên gãi, bạn có thể vỗ nhẹ trên da thay vì gãi để giảm cảm giác ngứa ở vết bọ mò đốt.
– Chà xát vết bọ mò đốt thay vì gãi.
– Sử dụng sản phẩm xịt không độc, không hại quanh mắt cá chân để chống côn trùng, bọ mò.
– Giặt quần áo bằng nước nóng khi phát hiện có bọ mò nhằm t.iêu d.iệt bọ mò xót lại trong quần áo.
– Không nên đi chân không vào nhà vệ sinh hay những lùm cây, bụi cỏ rậm rạp nơi có thể xuất hiện bọ mò.
Khẩu trang bẩn khó tin sau 12 giờ sử dụng
Môi trường ấm và ẩm trong các loại khẩu trang có lợi cho vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên, không phải mọi vi khuẩn đều gây hại.
Các nghiên cứu đã lưu ý rằng khẩu trang được đeo nhiều lần, trong thời gian dài cần được giặt thường xuyên vì chúng chứa vi khuẩn từ da và các giọt b.ắn từ đường hô hấp.
Phòng thí nghiệm Eurofins tìm thấy lượng lớn vi khuẩn, nấm mốc trong khẩu trang của những người tham gia khảo sát. Thử nghiệm sử dụng khẩu trang dùng một lần và tái sử dụng được đeo trong 6 giờ và 12 giờ nhằm mục đích so sánh.
Lượng vi khuẩn trên khẩu trang sau 6 và 12 giờ sử dụng
Sau đó, các nhà khoa học kiểm tra tổng số vi khuẩn, nấm mốc, cũng như vi khuẩn tụ cầu liên quan đến n.hiễm t.rùng da và trực khuẩn mủ xanh liên quan đến phát ban có trong khẩu trang.
Vi khuẩn tụ cầu và trực khuẩn mủ xanh không có trong bất kỳ mẫu khẩu trang nào. Lượng nấm mốc và vi khuẩn ở khẩu trang đã đeo trong 12 giờ cao hơn hẳn loại 6 giờ.
Giới chuyên môn lý giải môi trường ấm và ẩm trong tất cả các loại khẩu trang có lợi cho vi sinh vật phát triển. Nhưng họ lưu ý rằng không phải tất cả các vi sinh vật đều có hại.
Giáo sư William Chen, Giám đốc chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho biết: “Trong môi trường bao quanh chúng ta đều có vi khuẩn, trong hệ tiêu hóa (miệng và ruột) cũng vậy. Bởi thế, không có gì lạ khi tìm thấy vi khuẩn trên khẩu trang”.
Các cuộc nghiên cứu sâu hơn sẽ xác định loại vi khuẩn trên khẩu trang liệu có khả năng gây bệnh hay không.
Lượng nấm mốc trên khẩu trang sau 6 và 12 giờ sử dụng
Tiến sĩ Joel Lee, Hiệu trưởng Trường Khoa học Hóa học và Đời sống thuộc Đại học Bách khoa Nanyang, cho biết chất liệu của khẩu trang liên quan tới việc tích tụ vi khuẩn.
Ông lưu ý sự khác biệt chính giữa khẩu trang dùng một lần và tái sử dụng là chất liệu của lớp bên trong gần với miệng nhất.
“Lớp bên trong này rất có thể là nơi vi khuẩn bị giữ lại khi bạn ho, hắt hơi hoặc chúng có thể được phun thành giọt khi chúng ta nói chuyện”, Tiến sĩ Lee nói.
Ông cũng lưu ý rằng khẩu trang dùng một lần có khả năng lọc vi khuẩn và độ thoáng khí tốt hơn khẩu trang tái sử dụng làm bằng vải.
Trong khẩu trang tái sử dụng được đeo trong 6 giờ và không giặt trong một tuần có dấu vết của vi khuẩn, nấm mốc.
Tiến sĩ Lee cho biết, khẩu trang không được giặt sạch thường xuyên có thể bám bụi, bẩn, mồ hôi và nhiều loại vi khuẩn khác. Điều này có nguy cơ gây ra mẫn cảm, kích ứng da hoặc n.hiễm t.rùng.
Tiến sĩ John Chen, Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết vi khuẩn trên khẩu trang không dẫn đến điều gì đó nghiêm trọng trong đại đa số các trường hợp.
Tuy nhiên, một số vi khuẩn cư trú trên da khỏe mạnh có thể phát triển quá mức trên khẩu trang bẩn và gây bệnh. Tiến sĩ Chen cho biết: “Ở mức độ thấp, hệ miễn dịch của bạn luôn kiểm soát chúng, nhưng ở mức độ cao, chúng có thể gây ra dị ứng từ nhẹ đến nặng, các vấn đề về hô hấp và thậm chí là n.hiễm t.rùng mũi”.
Vì rất khó để xác định liệu có vi khuẩn có hại trên khẩu trang hay không, Tiến sĩ Chen khuyên mọi người nên giặt khẩu trang thường xuyên hoặc sau mỗi lần sử dụng nếu có thể.