strong> GS Nguyễn Gia Bình – nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì tin vào quảng cáo các loại “thần dược” trên mạng.
Tin thầy lang ba đời hơn bác sĩ
Chị Hoàng Hồng Vân công tác tại một cơ quan bộ tình cờ bắt gặp trên mạng xã hội hình ảnh một người quen mặc áo blouse, trở thành ‘lương y gia truyền ba đời’ trị bệnh hiếm muộn.
Chị Vân quá ngỡ ngàng nên đã kích vào xem thử. Kết quả đúng là người quen của chị với lượng “bệnh nhân” comment hùng hậu, còn “chính chủ” mặc sức quảng cáo các trường hợp được chữa hiếm muộn thành công.
Đi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác, chị không rõ hành trình lột xác của người bạn vốn từ một nhân viên văn phòng trở thành lương y như thế nào. Chị Vân có quen cả hai vợ chồng và hai người đều không có liên quan gì tới y tế.
Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân 25 t.uổi vào viện trong tình trạng mệt mỏi, men gan tăng cao. Trước đó bệnh nhân này nghe quảng cáo ‘nhà tôi có thuốc ba đời sinh con trai’ nên đã mua thuốc về uống. Sau 20 ngày sử dụng thuốc thì bệnh nhân có các triệu chứng trên.
Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị men gan tăng cao do ngộ độc thuốc nam cấp tính. May mắn chị đã đến bệnh viện sớm.
Bệnh nhân Nguyễn Thị H. (49 t.uổi ở Ba Vì, Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng suy thận cấp, vàng da, men gan cao tới hơn 2.000 đơn vị, tăng gấp gần 100 lần so với bình thường. Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, hở tim hai lá… trong thời gian này đã mua một lọ thuốc được quảng cáo bồi bổ sức khỏe, cải thiện bệnh tim. Sau khi uống 1 thời gian bà H. phải đi cấp cứu.
Khi kiểm tra túi thuốc mới biết có lọ thuốc lạ, không có nguồn gốc xuất xứ, không có tiếng Việt. Đây chính là thủ phạm khiến bệnh nhân bị suy thận cấp, suy gan.
Bệnh viện Bạch Mai cũng từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc, suy đa tạng sau khi sử dụng thuốc quảng cáo chữa dứt điểm bệnh tiểu đường trên mạng.
Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hùng -Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết anh từng cấp cứu cho một bệnh nhân tiểu đường nhiều năm, kèm gút.
Bệnh nhân đang dùng insulin hàng ngày theo phác đồ nhưng một ngày nọ nghe lời quảng cáo ‘nhà tôi 3 đời điều trị tiểu đường’, đã bỏ thuốc để theo “lương y 3 đời”.
Hậu quả khiến bệnh nhân bị tăng thẩm thấu, toan ceton.
Nhưng trước mặt bác sĩ, cả nhà giấu biệt thông tin bệnh nhân bỏ điều trị, khăng khăng “dùng thuốc đều lắm”. Các chuyên gia của bệnh viện Bạch Mai loay hoay chỉnh thuốc mãi không đáp ứng. Triệu chứng bệnh nhân thiếu m.áu suy thận giống ngộ độc kim loại nặng.
Đến lúc bác sĩ thủ thỉ, tâm sự đủ kiểu thì người nhà bệnh nhân mới “khoe” ra mấy gói thuốc. Bác sĩ đem đi chụp XQ gói thuốc có hình ảnh cản quang của kim loại nặng đúng như triệu chứng nhiễm phải.
Bệnh nhân sau đó t.ử v.ong.
Thạc sĩ Hùng cho biết dù không có thống kê cụ thể nhưng những trường hợp tương tự như vậy bác sĩ gặp thường xuyên.
Theo BSCK II Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới trung ương, đa số bệnh nhân điều trị thuốc “ba đời nhà tôi” là bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm gan B mãn tính… và chỉ đến khi có biến chứng nguy hiểm họ mới vào bệnh viện cấp cứu, nhiều ca vào viện đã suy đa tạng, suy gan, suy thận…BS Cấp cho biết rất khó để thống kê cụ thể nhiều trường hợp giấu đã sử dụng thuốc gì và chỉ bằng kinh nghiệm của mình bác sĩ mới thấy được có bất thường.
Trong tháng 3/2020, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện cùng nguyên nhân từ thuốc dân gian không rõ nguồn gốc .
TS.BS Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương cho biết, bệnh viện thường gặp các ca bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thì bỏ thuốc dẫn tới biến chứng rất nặng nhiễm toan ceton, đường huyết cao thậm chí biến chứng đến đa tạng.
Có tuần Khoa Cấp cứu Hồi sức của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận tới 3 – 4 ca biến chứng. Các tháng gần đây có khoảng 7 – 8 ca biến chứng do sử dụng thuốc nam “gia truyền” không rõ nguồn gốc.
Vì sao người bệnh tin vào quảng cáo trôi nổi, không kiểm chứng?
GS Nguyễn Gia Bình – nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì tin vào quảng cáo các loại “thần dược” trên mạng.
Khi mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm gan B, lupus ban đỏ là các bệnh không thể chữa khỏi, một số bệnh nhân sẽ cảm thấy chán nản. Khi có quảng cáo chữa bệnh giá rẻ, lại khỏi hẳn, họ sẵn sàng bỏ bệnh viện, bỏ bác sĩ để về điều trị theo đơn thuốc “ nhà tôi ba đời chữa bệnh”.
Các bệnh mãn tính thì không thể điều trị dứt điểm, bác sĩ đã giải thích nhưng người bệnh không tin và họ tìm tới các biện pháp chữa bệnh khác với hi vọng khỏi bệnh hoàn toàn, đúng lúc đó quảng cáo l.ừa đ.ảo xuất hiện, như nắng hạn gặp mưa rào.
PGS Đậu Xuân Cảnh – nguyên Giám đốc Học viện Y học Cổ truyền Trung ương, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết quảng cáo thuốc “nhà tôi ba đời chữa bệnh” có đất sống và được nhiều người tín nhiệm bởi đ.ánh vào tâm lý người Việt vẫn tin tưởng y học cổ truyền, đông y. Những người quảng cáo lừa bịp đã lợi dụng nền y học cổ truyền của Việt Nam để kiếm lợi.
Trong khi đó, quảng cáo chữa bệnh kiểu “nhà tôi ba đời” không có ai kiểm chứng, người dân tin theo quảng cáo dẫn tới t.iền mất, tật mang.
Đối với một số bệnh nhân ung thư, việc điều trị chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Người bệnh khi tuyệt vọng lại nghe đồn thổi, truyền miệng về người nọ người kia chữa khỏi bệnh nan y, càng quảng cáo sai sự thật họ càng tin.
Cùng quan điểm, Bác sĩ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam, cho biết Việt Nam có nền y học cổ truyền rất tốt, nguồn thảo dược phong phú kèm theo rất nhiều bài thuốc gia truyền có tác dụng chữa bệnh tốt được Bộ Y tế công nhận. Vì vậy mà thuốc gia truyền trở thành “biệt dược” để điều trị bệnh.
Đ.ánh vào tâm lý tin vào thuốc nam, thuốc thảo dược tự nhiên mà những người làm ra các loại quảng cáo này đã tranh thủ “mượn” hình ảnh của những người dân tộc thiểu số, tự ý dùng hình ảnh những bác sĩ có uy tín, cắt ghép các hình ảnh trên các phóng sự của đài truyền hình Việt Nam để gắn vào sản phẩm của mình nhằm tăng thêm độ tin tưởng cho người dân.
BS Nguyễn Văn Tiến – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cũng cho biết rất nhiều bệnh nhân ung thư vào viện trong tình trạng nặng cũng chỉ vì không có t.iền đi viện mà tin vào các quảng cáo thuốc gia truyền, ba đời.
Siết chặt quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu y dược cổ truyền
Theo ông Nguyễn Thế Thịnh – Cục trưởng Cục Quản lý Y dược học cổ truyền, Bộ Y tế, bản thân ông cũng rất “đau đầu” trước việc quảng cáo tràn lan ‘nhà tôi ba đời chữa bệnh’.
Hầu hết các quảng cáo loại này chạy trên Youtube có máy chủ đặt ở nước ngoài nên khó kiểm soát. Hiện Bộ Y tế đã làm việc với Bộ Thông tin Truyền thông nhằm ngăn chặn quảng cáo này.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh siết chặt quản lý y dược học cổ truyền. Đối với các thuốc gia truyền lưu hành trong tỉnh do Sở Y tế cấp phép thì chỉ lưu hành trong tỉnh đó, lưu hành toàn quốc phải do Bộ Y tế cấp phép.
Bộ Y tế cũng có kế hoạch xây dựng hệ thống dữ liệu để giúp người dân dễ dàng truy xuất nguồn gốc, chất lượng dược liệu, tránh sử dụng các thuốc trôi nổi, quảng cáo l.ừa đ.ảo.
PGS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết Hội đang thu thập thông tin để có cơ sở đề nghị cơ quan chức năng can thiệp, bảo vệ danh tiếng của nền đông y, tránh để các đối tượng tự xưng “nhà tôi 3 đời chữa bệnh” lợi dụng, gây ảnh hưởng uy tín y dược cổ truyền.
Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng thuốc Đông y
Nhiều “thầy lang” tự phong, không được đào tạo bài bản đã thổi phồng công dụng của thuốc khiến cho người bệnh “tiền mất, tật mang”.
Quảng cáo thuốc Nam “chữa khỏi bệnh” xuất hiện liên tiếp trên YouTube và mạng xã hội
Thời gian qua, hàng loạt nội dung quảng cáo thuốc Đông y “ba đời chữa khỏi bệnh” được tung lên mạng xã hội với chiêu thức tinh vi. Không ít người bệnh đã nghe theo, vừa mất t.iền vừa khiến bệnh trầm trọng do không được chữa trị kịp thời…
T.iền mất, bệnh thêm nặng
Phát hiện mắc u tuyến giáp từ 2018, bà Đ.T.T (Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội) hàng tháng vẫn đều đặn đi khám và nhận thuốc điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019, sau khi xem trên ti vi thấy có quảng cáo nhà thuốc Đông y gia truyền “đặc trị tuyến giáp, bướu cổ”, bà T. chuyển hướng chữa bệnh.
“Nhà có ti vi kết nối mạng nên các cháu hay bật các chương trình lên xem, xen vào đó thường có các quảng cáo bán hàng. Tình cờ có lần tôi nghe thấy thông tin bán thuốc Nam đặc trị tuyến giáp, đúng với triệu trứng mình gặp phải lại cam kết “chữa bệnh dứt điểm”, nên ghi lại số điện thoại và địa chỉ tìm đến”, bà T. kể.
Sau lần khám đầu, bà T. nhận được liều điều trị “lâu dài và kiên nhẫn”, cứ 3 tháng uống thuốc, nghỉ 1 tháng rồi uống lại. Đi kèm với thuốc là danh sách hàng loạt các thực phẩm phải kiêng như: Tôm, cua, cá, ốc, thịt bò, thịt gà, chim bồ câu…
“Họ cam kết nếu theo đúng hướng dẫn sẽ tiêu, thu nhỏ kích thước, giảm số lượng các khối u trong cơ thể, ngăn chặn khối u tái phát… Thế nhưng sau 1 năm dùng thuốc, tôi tới bệnh viện tái khám, bác sĩ thông báo buộc phải phẫu thuật gấp khi các khối hạch đã tràn ra đầy cổ, chuyển sang giai đoạn ung thư”, bà T. bày tỏ nỗi ân hận.
Tương tự, bà V.T.M (Quang Minh, Kiến Xương, Thái Bình) cũng vừa phải nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong tình trạng viêm phế quản, tím tái, khó thở. Qua tìm hiểu, bà M. cho biết, trước đó đã nghe lời quảng cáo, tìm mua thuốc Nam điều trị hen suyễn.
“Gọi điện theo số điện thoại trên ti vi (thực chất là quảng cáo trên YouTube – PV), nhân viên tư vấn bảo thuốc này vừa điều trị hen suyễn lâu ngày không khỏi, vừa chữa được xương khớp người già nên tôi mới tin và đặt mua. Hai tháng họ lại gửi thuốc về tận nhà với giá hơn 2 triệu đồng/lần”, bà M. thông tin.
Mới đây, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một trường hợp cấp cứu sau khi uống thuốc Nam với biểu hiện bụng chướng đau dữ dội. Kết quả thăm khám cho thấy, trong dạ dày của bệnh nhân có vết thủng to bằng đầu ngón tay cái khiến thức ăn tràn vào khoang bụng, gây viêm nhiễm phúc mạc. Các bác sĩ phải phẫu thuật gấp, bơm rửa sạch ổ bụng, khâu lỗ thủng dạ dày, dẫn lưu ổ bụng cho bệnh nhân.
BS. Nguyễn Bá Trình, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy chia sẻ, đơn vị này tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng do tự ý sử dụng thuốc Nam để chữa xương, khớp. “Nguyên nhân khi thuốc Nam được phối trộn corticoid, người bệnh sẽ cảm thấy rất nhanh dịu cơn đau, giảm sưng tấy, nhức mỏi. Tuy nhiên, sau một thời gian sẽ có những triệu chứng từ buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị tới là loét dạ dày – tá tràng, thủng đường tiêu hoá”, BS. Trình cảnh báo.
Nguy hiểm quảng cáo “Đông y gia truyền chữa khỏi bệnh”
Quảng cáo thuốc đông y trên xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội
Theo ghi nhận của PV, thời gian qua, hàng loạt quảng cáo thuốc Đông y gia truyền chữa trị đủ các loại bệnh như: Sỏi thận, xương khớp, hen suyễn, tiểu đường… xuất hiện tràn lan trên YouTube và Facebook với khẳng định “chữa khỏi bệnh sau khi bệnh nhân điều trị tại bệnh viện không hiệu quả” hay “không lấy t.iền nếu chữa bệnh không khỏi”!
Những quảng cáo này thường để lại số điện thoại, mời gọi người dân gọi điện để tư vấn miễn phí. Thậm chí để tăng niềm tin với khách hàng, nhiều quảng cáo còn thực hiện chiêu trò cắt ghép với hình ảnh của biên tập viên, phóng viên đài truyền hình, làm giả bản tin thời sự.
Các chuyên gia chia sẻ, thuốc Nam là một trong những thế mạnh của nền y học Việt Nam. Tuy nhiên, vì mục đích trục lợi, nhiều “thầy lang” tự phong, không được đào tạo bài bản đã thổi phồng công dụng của thuốc khiến cho người bệnh “tiền mất, tật mang”.
BS. Phạm Thúy Hường, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhấn mạnh, nhiều loại thuốc Nam không rõ nguồn gốc có thể bị trộn lẫn tân dược như corticoid, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen… Đáng chú ý, việc điều trị bệnh nhân dùng thuốc Nam trộn corticoid còn khó khăn hơn nhiều lần so với thông thường bởi không thể định lượng được hàm lượng thuốc đã được sử dụng.
“Có thể liều lượng thuốc trộn trong từng thang thuốc không lớn nhưng do bệnh nhân lại bôi hoặc uống trong một khoảng thời gian dài từ vài tháng tới 1 năm. Ngay cả khi đã có biểu hiện điển hình của hội chứng Cushing là phù nề mặt, người bệnh vẫn tin rằng, thuốc Nam có tác dụng… giữ nước. Thậm chí có người nghĩ bệnh tình của mình thuyên giảm, ăn ngon, ngủ tốt hơn nên đã béo lên”, BS. Hường cảnh báo.
Điều tra, xử lý quảng cáo thuốc Đông y sai sự thật trên mạng xã hội
Đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, Cục không hề cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho những loại thuốc cam kết “chữa khỏi”, “chữa khỏi hoàn toàn” như trên các trang mạng xã hội đăng tải. Chúng tôi đã phối hợp với lực lượng chức năng để vào cuộc điều tra, xử lý nhiều sản phẩm vi phạm, thậm chí có những vụ việc có người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng chưa đúng, gây hiểu lầm công dụng chữa bệnh…